ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Đáp án
a.Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữvà ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết
b.Thân bài:
*Giải thích:
-Nghĩa đen: câu tục ngữ ý nói đi nhiều, đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức hay“ một sàng khôn”
-Nghĩa bóng: nghĩa của câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta đi ra ngoài xã hội để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sống để mở rộng sự hiểu biết và trưởng thành hơn.
*Đánh giá: câu tục ngữ là một kinh nghiệm, một quan điểm sống đúng đắn và tích cực của ông cha ta(Tìm dẫn chứng để minh họa)
*Mở rộng bàn bạc:
-Cũng có những người đi mà không học hỏi được gì, đi không có mục đích học hỏi.
-Câu nói chỉ đúng khi đi nhiều mà biết quan sát, biết tiếp thu những điều hay từ cuộc sống nơi khác và từ người khác thì mới học được “sàng khôn”
c. Kết bài:
-Bài học nhân thức được câu tục ngữ: hãy biết đi để tìm hiểu, học hỏi kiến thức , tích lũy đều hay, lẽ phải từ những chuyến đi đó.
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó.
Đáp án:
a. Mở bài:
- Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ.
- Trích dẫn câu nói.
b. Thân bài:
* Giải hích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi.
- Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết.
-Sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
* Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen đọc sách.
- Cần chọn sách để đọc.
- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
- Bảo vệ và tôn vinh sách.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
Đề 3
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
Đáp án
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đáp án:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
* Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
Đáp án
a.Mở bài:
Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ
Trích dẫn câu tục ngữ vào
b. Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng: Thế nào là lá lành? Thế nào là lá rách? Lá lành đùm lá rách nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che những chổ rách, hổng của lá.
+ Nghĩa bóng: Người có điều kiện thuận lợi hơn, sung túc hơn phải che chở đùm bọc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
-> Câu tục ngữ là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người trong xã hội
- Tại sao phải sống tương thân tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình?
( sử dụng phương pháp liệt kê chỉ ra mặt lợi mặt hại của lối sống )
+ Họ là những ng đáng thương, cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn, để tiếp tục
sống và sống có ích.
+ Đó là đạo lí nhân nghĩa, là tình cảm thiêng liêng mà 1 con người cần phải có.
- Lối sống tương thân tương ái đã đc thể hiện như thế nào?
( Liệt kê những biểu hiện của lối sống tương thân tương ái: sự đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn: thiên tai, bão lũ …)
- Bản thân chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông?
( Thực hiện bằng việc làm cụ thể , thiết thực chứ không phải bằng lời nói suông)
c. Kết bài:
Tổng kết ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân.
Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
Đáp án
* Tìm hiểu đề.
- Làm sáng tỏ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
- Bài học rút ra cho bản thân.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn thi HK2 môn Ngữ Văn 7 phần Tập làm văn . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---