Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Đoàn Thượng

Sở GD-ĐT Tỉnh Hải Dương

Trường THPT Đoàn thượng

Kiểm tra một tiết HKI - Năm học 2019-2020

Môn: Lịch sử 12

Thời gian: 45 phút

 

 

Câu 1. Sự kiện trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

A. Pháp đưa quân vào kiểm soát thủ đô Hà Nội.

B. Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Pháp tiến công lực lượng ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

D. Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

Câu 2. Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục được nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

B. Xâm lược trở lại các thuộc địa của mình.

C. Thực hiện các cải cách dân chủ tiến bộ.

D. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ thông qua "Kế hoạch Mácsan".

Câu 3. Khi phát xít Nhật vào Đông Dương, chính sách của thực dân Pháp là

A. ra lệnh tổng động viên chống Nhật.

B. bắt tay cấu kết với Nhật, cùng với Nhật thống trị nhân dân ta.

C. tiến hành đảo chính Nhật.

D. nhân dân Việt Nam cùng đứng lên chống Nhật.

Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta thực chất nhằm mục đích gì ?

A. Lật đổ chính quyền cách mạng. B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta

C. Giải giáp quân Nhật. D. Đánh quân Anh.

Câu 5. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Học thuyết Phucưđa (1977).

B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).

C. Hiệp ước Hoà bình Xan Phranxixcô (1951).

D. Hiếp pháp mới của Nhật Bản (1946).

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của phát xít Nhật từ khi vào Đông Dương (9/1940)?

A. Thi hành chính sách kinh tế chỉ huy.

B. Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng rau, thầu dầu.

C. Yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sát, cao su… D. Đầu tư vào nhiều ngành phục vụ nhu cầu quân sự.

Câu 7. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. Trung đội cứu quốc quân I.

C. các đội vũ trang tự vệ.

D. Hội cứu quốc.

Câu 8. Bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng là

A. chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.

C. từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

D. chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 9. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các thời tổng thống Mỹ là gì?

A. Thực hiện "Chủ nghĩa lấp chỗ trống"

B. Thực hiện "Chiến lược hóa toàn cầu"

C. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực"

D. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ

Câu 10. Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là

A. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

B. hoà bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.

C. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

D. chống lại các tổ khủng bố, nhà nước Hồi giáo cực đoan.

Câu 11. Tâm tâm xã là tiền thân của tổ chức cách mạng nào?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 12. Nội dung nào của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941) không phải là điểm mới so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939) ?

A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc

B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa.

C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. Xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Câu 13. Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì?

A. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh sinh.

B. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn.

D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp, bất lợi cho ta.

Câu 14. Sau cách mạng Tháng Tám, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp nào để củng có chình quyền non trẻ?

A. Ký tạm ước Việt - Pháp.

B. Tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước

C. Diệt giặc đói.

D. Diệt giặc dốt.

Câu 15. Trong các nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

A. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn.

B. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít

C. Đảng có quá trình chuần bị trong suốt 15 năm, toàn Đảng toàn dân nhất trí đồng lòng.

D. Do Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo,đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin

Câu 16. Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì ?

A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại.

B. Nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của nhân dân.

C. Các tệ nạn xã hội cũ, hơn 90% dân ta mù chữ.

D. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.

Câu 17. Luận cương chính trị của Đảng (10 - 1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là

A. đánh đổ phong kiến.

B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến.

D. đánh đổ đế quốc.

Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt ngọn cờ theo trào lưu tư sản trong phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Yên Bái 2 - 1930.

B. Khởi nghĩa công nhân đồn điền Phú Riềng (2 - 1930).

C. Phong trào Duy tân.

D. Phong trào của công nhân ở Vinh Bến Thuỷ.

Câu 19. Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là

A. chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô.

B. diễn ra dai dẳng, giằng co không phân thắng bại.

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

D. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.

Câu 20. "Lần đầu tiên một cuộc đấu tranh chính trị công khai, hợp pháp với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nước ta, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia, buộc Pháp phải chấp nhận một số yêu sách về dân sinh, dân chủ" là nhận xét về phong trào cách mạng nào?

A. Phong trào vận động giải phóng dân tộc (1939-1945).

B. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925).

C. Phong trào vận động dân chủ (1936-1939).

D. Phong trào cách mạng (1930-1931).

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ 12

1D

2D

3B

A

5B

6A

7A

8C

9D

10B

11A

12A

13B

14B

15D

16A

17B

18A

19C

20C

21D

22D

23B

24C

25C

26D

27C

28B

29A

30C

31D

32C

33C

34B

35A

36C

37A

38B

39D

40D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Đoàn Thượng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?