Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA 45 PHÚT – NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN GDCD - LỚP 12

 

 

 

 

 

 

 

Mã đề 501

Câu 1: Cha mẹ mất, T không chia tài sản cho em trai theo di chúc. Trong trường hợp này, T đã vi phạm

    A. dân sự.                B. hình sự.                 C. hành chính.                  D. kỉ luật.

Câu 2: Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người?

    A. Bản chất giáo dục của pháp luật.                     B. Bản chất xã hội của pháp luật.

    C. Bản chất văn hóa của pháp luật.                      D. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 3: A là công nhân của nhà máy xi măng H. Nhiều lần A nghỉ việc không lí do nên Giám đốc nhà máy đã ra quyết định buộc thôi việc đối với A. Vậy A đang chịu trách nhiệm

    A. kỉ luật.               B. dân sự.              C. hình sự.                D. hành chính.

Câu 4: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật là

    A. Tòa án.             B. Nhà nước.              C. Chính phủ.              D. Quốc hội.

Câu 5: P bị phạt 2 năm tù giam vì lấy cắp xe máy của chị B. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.        B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.       D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 6: Việc Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện

    A. chức năng của pháp luật.                                   B. đặc trưng của pháp luật.

    C. bản chất của pháp luật.                                      D. vai trò của pháp luật.

Câu 7: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    A. Tính quyền lực bắt buộc chung.            

    B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    C. Tính quy phạm phổ biến.

    D. Tính quy định phổ thông.                      

Câu 8: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

    A. Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

    B. Không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.

    C. Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm.

    D. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe người khác.

Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong

    A. Luật dân sự.                                  B. Luật và chính sách.

    C. Hiến pháp.                                    D. Hiến pháp và luật.

Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

    A. nghĩa vụ trong kinh doanh.             B. quyền tự chủ trong kinh doanh.

    C. trách nhiệm pháp lí.                       D. quyền lao động của công dân.

Câu 11: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải

    A. bị xử lí theo quy định của pháp luật.            B. chịu trách nhiệm hành chính.

    C. chịu trách nhiệm hình sự.                           D. bị truy tố và xét xử trước tòa.

Câu 12: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

    A. Chị B, ông H và anh Q.                           B. Anh M, ông H, anh Q và anh K.

    C. Ông H, anh M và anh K.                         D. Anh M, anh K và anh Q.

Câu 13: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

    A. Bình đẳng trước pháp luật.                      B. Bình đẳng về quyền con người.

    C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.            D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 14: Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí là nhằm

    A. giáo dục, răn đe.                                B. khuyến khích, động viên.

    C. tuyên truyền, giáo dục.                       D. giác ngộ tư tưởng.

Câu 15: Đặc trưng nào sau đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

    A. Tính quy phạm phổ biến.                   B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

    C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.         D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 16: Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào?

    A. Thi hành pháp luật.                           B. Tuân thủ pháp luật.

    C. Sử dụng pháp luật.                            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 17: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

    A. Ông B và bố con ông A.                         B. Ông A, ông B và ông T.

    C. Ông A và ông T.                                    D. Ông A và ông B.

Câu 18: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ pháp luật được áp dụng với

    A. từ 16 tuổi trở lên.                                B. viên chức nhà nước.

    C. tất cả mọi người.                                 D. người vi phạm pháp luật.

Câu 19: M là con của Trưởng công an huyện. M đã rủ N đua xe. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt về hành vi đua xe trái phép. Việc xử phạt này thể hiện điều gì?

    A. Bình đẳng trong xã hội.                       B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

    C. Bình đẳng về quyền.                           D. Bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 20: Trong cùng một lớp học, A được nhận học bổng, B được dự thi học sinh giỏi, C được giao lưu thể thao cấp thành phố. Điều này cho thấy mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ

    A. tùy vào nguyện vọng của cá nhân học sinh.

    B. tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.

    C. phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức.

    D. giữa các học sinh cùng lớp.

{-- xem đầy đủ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án của Trường THPT Phan Ngọc Hiển​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?