Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 3

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM 2018 - 2019

 

Câu 1: Khối lượng (g) anilin cần dùng để tác dụng với nước brom tạo 9,9 gam kết tủa trắng là

A. 3,30                             

B. 2,79                             

C. 3,72                             

D. 1,86

Câu 2: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều lực bazơ tăng dần từ trái sang phải là

A. NH3, (CH3)2NH, CH3NH2, C2H5NH2                

B. CH3NH2, (CH3)2NH, C6H5NH2, NH3

C. C6H­5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH                

D. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, NaOH

Câu 3: Peptit X: Gly-Ala-Val-Gly-Gly khi bị thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp gồm các amino axit, đipeptit, tripeptit. Khối lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kỳ sản phẩm trên?

A. 231                              

B. 188                              

C. 189                              

D. 75

Câu 4: Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được (m + 0,44) gam muối. Giá trị m là

A. 1,54                             

B. 0,77                            

C. 0,75                             

D. 1,5

Câu 5: Amin nào sau đây là amin bậc 2

A. (CH3)2CH-NH2          

B. (C2H5)(CH3)NH          

C. (CH3)3N                      

D. CH3CH2NH2

Câu 6: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

  1. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH
  2. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH
  3. H2NCH(CH3)CH2CONHCH2COOH
  4. H2NCH2CH2CONHCH2COOH

Câu 7: Hợp chất HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tên là

A. axit glutaric                 

B. axit gluconic               

C. axit glutamic               

D. axit lactic

Câu 8: Cho các chất metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic. Số hợp chất hữu cơ no, đơn chức và có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là

A. 1                               

B. 3                                 

C. 4                                  

D. 2

Câu 9: Cho 26,7 gam amino axit phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 37,65 gam muối. Công thức của X là

AH2N-[CH2]2-COOH   

B. H2N-[CH2]3-COOH    

C. H2N-CH2-COOH       

D. H2N-[CH2]4-COOH

Câu 10: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của XY lần lượt

A. H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-COOCH3         

B. H2N-[CH2]2-COOH và H2N-[CH2]2-COOC2H5

C. H2N-[CH2]2-COOH và H2N-[CH2]2-COOCH3  

D. H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-COOC2H5

Câu 11: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T

 

 

 

X

Y

Z

T

Quỳ tím

Xanh

Không đổi

Không đổi

Đỏ

Nước brom

Không có kết tủa

Kết tủa trắng

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

  1. Glyxin, Anilin, Axit glutamic, Metyl amin
  2. Anilin, Glyxin, Metyl amin, Axit glutamic
  3. Axit glutamic, Metyl amin, Anilin, Glyxin
  4. Metyl amin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic

Câu 12: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, thu được (m+2,660) gam hỗn hợp muối. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được (m+1,825) gam hỗn hợp muối. Giá trị m là

A3,83                           

B. 5,61                             

C. 6,19                             

D. 6,50

Câu 13: Hỗn hợp X gồm một amin no mạch hở đơn chức Y và một amin no mạch hở hai chức Z (có cùng số nguyên tử cacbon, số mol của Y nhiều hơn số mol của Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra 9,24 gam CO2. Trung hòa m gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,20M. Giá trị m là

A. 5,78.                            

B. 5,42.                            

C. 4,58.                            

D. 4,92.

Câu 14: Amin đơn chức X có chứa vòng benzen. Tỉ khối của X so với metan là 6,6875. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 4                                  

B. 5                                 

C. 6                                  

D. 3

Câu 15: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

A. Glyxin, Alanin, Lysin                                          

B. Glyxin, Valin, axit Glutamic     

C. Alanin, axit Glutamic, Valin.                              

D. Glyxin, Lysin, axit Glutamic

Câu 16: Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461gam/mol  thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được hỗn hợp các -aminoaxit có tổng phân tử khối là 533 gam/mol. Hãy cho biết X thuộc loại:

A. hexapeptit                   

B. tetrapeptit                   

C. pentapeptit                  

D. tripeptit

Câu 17: Khi nhỏ axi HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

A. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh                            

B. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

C. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím                              

D. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Câu 18: Cho các chất và ion nào sau: ClH3N-CH2-COOH; (H2N)2C2H3-COONa;  H2N-C3H5(COOH)2; H2N-CH2-COOH;  C2H3COONH3-CH3; H2N-C2H4-COOH. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có tính chất lưỡng tính.

A. 3                                  

B. 2                                  

C. 4                                  

D. 5

Câu 19: Hỗn hợp A gồm đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (tỉ lệ mol X:Y = 1:3). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 18,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol A, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua Ba(OH)2 dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 325,05.                         

B. 165,00.                         

C. 265,95.                        

D. 135,00.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức

C. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2018 - 2019

1B 2C 3C 4D 5B 6B 7C 8A 9A 10A
11D 12B 13C 14B 15D 16B 17D 18C 19A 20B
21A 22A 23B 24C 25D 26C 27A 28A 29D 30D
31C 32C 33A 34D 35B 36B 37A 38B 39A 40D

 

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?