ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
VĂN BẢN: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội- Từ năm 1952 đến 1958 ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.
- Năm 1962 ông về phòng văn nghệ quân đốị sau chuyển sang tạp chívăn nghệ quân đội. - Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phásự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách
- Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
* Tác phẩm chính: Dấu chân người lính, miền cháy, chiếc thuyền ngoài xa.
2. Xuất xứ văn bản
Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 6 năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
3.Tóm tắt văn bản
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp... Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
4. Nhan đề văn bản
- Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thụât, đó là thứ nghệ thuật đạt tới sự toàn mĩ và thánh thiện đến mức mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình được thanh lọc. - Chiếc thuyền khi về gần đó lại là hiện thân của cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, trái ngang và nghịch lí trong cuộc sống. - Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ sĩ cần có một khoảng cách nhất định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât nhưng lại cũng cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật của cuộc sống.
- Nhan đề là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật !
5. Tình huống truyện
- Tình huống: một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương. Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man. Ba hôm sau, cảnh tượng ấy lại diễn ra, người đàn bà được mời đến tòa án huyện, tại đây, người nghệ sĩ lắng nghe câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài kể lại và đó như một lời giải thích vì sao chị ta không bỏ chồng dù người chồng tàn bạo. - Đây là một “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Phùng đã phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường. - Tình huống truyện, thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con người, cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bà hàng chài. Từ tình huống truyện, tác giả đã đặt ra vấn đề “đôi mắt”, cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống.
II. PHÂN TÍCH
1. Hai phát hiện của Phùng.
a) Phát hiện thứ nhất: phát hiện vẻ đẹp nghệ thuật
- Vị thế của Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh. - Mục đích của chuyến đi: chụp bổ sung một bức ảnh buổi sáng có sương mù theo yêu cầu của trưởng phòng (để xuất bản bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển). - Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo. - Sự hình thành tác phẩm nghệ thuật:
+ Bắt đầu từ cảnh “trời cho”. + Tuy nhiên để có được tác phẩm, cần một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhanh nhạy nắm bắt khoảnh khắc xuất thần của nghệ thuật:
o Mô tả khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
----- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----
5. Một số đặc sắc về nghệ thuật.
- Xây dựng hình ảnh giàu giá trị biểu tượng: chiếc thuyền ngoài xa.
+ Con thuyền có thật.
+ Con thuyền biểu tượng cho: nghệ thuật, ẩn dụ cho kiếp người đơn độc trên đại dương cuộc đời.
- Điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện Phùng - một người lính dày dặn kinh nghiệm chiến trường, một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, một con người tha thiết đấu tranh cho sự công bằng => điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giàu suy tư.
- Ngôn ngữ:
• Ngôn ngữ người kể chuyện: khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục (do sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật).
• Ngôn ngữ nhân vật: cá thể hoá (Ngôn ngữ của người đàn bà: lóng ngóng, van lơn khi mới đối diện với “quí toà”; chững chạc, thấu trải khi tự kể câu chuyện đời mình, dịu dàng, xa xót khi nói với con; lời lẽ của người đàn ông: tàn nhẫn, tục tằn,...)
6. Chủ đề
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với những cảnh đời, những thân phận trớ trêu, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn thi THPTQG môn Ngữ Văn - Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
Đề cương ôn thi THPTQG môn Ngữ Văn - Văn bản Rừng xà nu
Đề cương ôn thi THPTQG môn Ngữ Văn - Văn bản Vợ nhặt
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---