Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 12 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ  12  - HỌC KỲ II

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

1. Mạch dao động LC : 

  • Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động.

  • Muốn cho mạch dao động hoạt động thì ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện trong mạch. Tụ điện sẽ phóng điện qua lại nhiều lần, tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.

  • Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạgh gọi là năng lượng điện từ

2. Điện từ trường - Sóng điện từ :

  • Nếu tại 1 nơi có 1 từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện 1 điện trường xoáy. Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín

  • Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết với nhau, là hai thành phần của một trường thống nhất – điện từ trường (trường điện từ)

  • Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

3. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

II. SÓNG ÁNH SÁNG

1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng:

  • Là hiện tượng ánh sáng trắng qua lăng kính vừa bị lệch về đáy, vừa bị tách ra thành dải nhiều màu.

  • Chiết suất của cùng một môi trường trong suốt với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.

2. Hiện tương giao thoa ánh sáng:

  • Giao thoa ánh sáng trắng là bằng chứng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

  • Khoảng vân: Là khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tiếp: .\(i=\frac{\lambda D}{a}\)​

3. Quang phổ:

4. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X:

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

III. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.

1. Hiện tượng quang điện ngoài:

a. Hiện tượng quang điện ngoài: Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài. Các êlectron bị bật ra gọi là các êlectron quang điện.

b. Định luật quang điện: Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng \(\lambda _0\) , \(\lambda _0\) gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó. .

\(\lambda \leq \lambda _0\)

c. Thuyết lượng tử ánh sáng:

2. Hiện tượng quang điện trong:

3. Mẫu nguyên tử Bohr:

4. Sự phát quang:

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

IV. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Cấu tạp của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối:

a. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:

  • Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn. Có hai loại nuclôn:

    • Prôtôn (p), khối lượng 1,67262.10 -27kg, mang điện tích nguyên tố dương +e (e = 1,6.10 -19C).

    • Nơtrôn (n), khối lượng 1,67493.10 -27 kg, không mang điện.

  • Ký hiệu của hạt nhân nguyên tử là: \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) trong đó:

    • Z là nguyên tử số hay số prôtôn trong hạt nhân.

    • A là số khối bằng tổng số proton (Z) và số nơtron (N): A = Z + N.

b. Đồng vị: Là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôton Z nhưng có số nơtron N khác nhau.

c. Đơn vị khối lượng nguyên tử:

  • Đơn vị khối lượng trong vật lí hạt nhân là khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u.

                      1u = 1,66055.10 -27kg.

  • Khối lượng còn có thể là đơn vị của năng lượng chia cho c2, cụ thể: eV/c2 hoặc MeV/c2.

            1u = 931,5 MeV/c2.

d. Năng lượng liên kết:

2.Sự phóng xạ:

a. Hiện tượng phóng xạ: Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác gọi là hiện tượng phóng xạ.

b. Các tia phóng xạ:

  • Phóng xạ anpha (α):

  • Phóng xạ bêta ( \(\beta\)): 

  • Phóng xạ gamma ( \(\gamma\)​) 

c. Định luật phóng xạ:

3. Phản ứng hạt nhân:

a. Định nghĩa: Quá trình tương tác giữa các hạt nhân với nhau để tạo thành hạt nhân khác.

b. Các định luật bảo toàn trong phản ứn hạt nhân:

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

c. Năng lượng phản ứng hạt nhân:

  • Nếu mtrước > msau thì phản ứng toả năng lượng, năng lượng được tính bởi:

                 Wtỏa = W = (mtrước - msau)c2.

PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

I. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ 

Bài 1: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung  C = 0,2 mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Xác định chu kì, tần số riêng của mạch.

Giải:  Ta có:  \(T=2\pi \sqrt{LC}=4\pi .10^-^5\)

                          = 12,57.10-5 s; f =  = 8.103 Hz.

Bài 2: Mạch dao động của một máy thu thanh với cuộn dây có độ tự cảm L = 5.10-6 H, tụ điện có điện dung 2.10-8 F; điện trở thuần R = 0. Hãy cho biết máy đó thu được sóng điện từ có bước sóng bằng bao nhiêu?

Giải:  Ta có: \(\lambda =2\pi c\sqrt{LC}=600m\)

II. SÓNG ÁNH SÁNG

Bài 1. Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là 0,64 mm. Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là .

Giải  . Ta có: \(\lambda '= \frac{v}{f} = \frac{c}{{nf}} = \frac{\lambda }{n}= 0,48 \mu m\)

Bài 2. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,6 mm và trong chất lỏng trong suốt là 0,4 mm. Tính chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó.

Giải  . Ta có: \(\lambda '= \frac{\lambda }{n}\Rightarrow n= \frac{\lambda }{\lambda '}=1,5\)

III. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.

Bài 1: Giới hạn quang điện của Ge  là \(\lambda _0\) = 1,88mm. Tính năng lượng kích họat (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành  êlectron  dẫn) của  Ge?

Giải: Từ công thức: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} \Rightarrow A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{1,{{88.10}^{ - 6}}}} = 1,057.10^{-19}J = 0,66eV\)  

Bài 2: Một kim loại có công thoát là 2,5eV. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó :

Giải: Giới hạn quang điện  \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{{{6.625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{2.5.1,{{6.10}^{ - 19}}}} =4,96875.10^{-7}m = 0,4969\mu m\)

IV. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Bài 1 : Khối lượng của hạt \({}_4^{10}Be\) là mBe = 10,01134u, khối lượng của nơtron là mN = 1,0087u, khối lượng của proton là mP = 1,0073u. Tính độ hụt khối của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là bao nhiêu?

Giải

  • Xác định cấu tạo hạt nhân \({}_4^{10}Be\)  có Z = 4proton, N= A-Z = 10-4 = 6 notron

  • Độ hụt khối:  \(\Delta m = \left[ {Z.{m_p} + (A - Z).{m_N} - {m_{hn}}} \right]\)​

                                       = 4.1,0073u + 6.1,0087u – 10,01134u

Bài 2. Cho \({}_{26}^{56}Fe\) . Tính năng lượng liên kết riêng. Biết mn = 1,00866u; mp = 1,00728u; mFe = 55,9349u

Giải:

  • Ta có \(\Delta m = 26{m_p} + 30{m_n} - 55,9349 = 0,50866u\)

\(\Rightarrow \Delta E = 0,50866u{c^2} = 0,50866.931,5MeV = 473,8MeV\)

\(\Rightarrow \varepsilon = \frac{{473,8}}{{56}} = 8,46MeV\)

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 12 năm học 2016- 2017.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt và có một mùa thi đạt nhiều thành công!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?