5 Đề thi thử các trường môn Hóa THPT QG 2017 có đáp án - Phần 1

SỞ GD&ĐT Đắk Lắk

Trường THPT Thực hành Cao Nguyên

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi khoa học tự nhiên: Môn Hóa học

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

Câu 1: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là

A. Ag và W                      B. Ag và Cr                      C. Al và Cu                      D. Cu và Cr

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn

B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng

C. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo, no, tồn tại ở trạng thái rắn

D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 2                                  B. 3                                  C. 4                                  D. 1

Câu 4: Dung dịch nào dưới đây không làm quì tím đổi màu ?

A. CH3CH2NH2                B. C6H5NH2                     C. CH3NHCH2CH3           D. NH3

Câu 5: Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

A. chúng có chứa nitơ trong phân tử.

B. số mắt – xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.

C. chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính.

D. liên kết CO-NH phản ứng được với cả axit và kiềm.

Câu 6 - câu 40: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử của trường THPT Thực hành Cao Nguyên - Đắk Lắk 

Đáp án Đề thi thử môn Hóa THPT Thực hành Cao Nguyên - Đắk Lắk

1. B

2.A

3.A

4.B

5.D

6.C

7.B

8.C

9.D

10.D

11.D

12.D

13.B

14.B

15.A

16.C

17.A

18.D

19.D

20.C

21.A

22.A

23.C

24.C

25.C

26.A

27.B

28.A

29.A

30.C

31.D

32.C

33.B

34.B

35.A

36.B

37.D

38.D

39.C

40.B

 

Đề thi thử môn Hóa THPT Thanh Chương - Nghệ An

SỞ GD & ĐT

TỈNH NGHỆ AN

THPT THANH CHƯƠNG

 

 

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

Câu 1: Phát biểu không đúng là :

    A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

     B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.

     C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li & Cs.                  

     D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng khí H2.

Câu 2: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

     A. Al  và AgCl                   B. Fe và AgCl                 C. Cu và AgBr                  D. Fe và AgF

Câu 3: Cho các phản ứng sau:

     (1) Cu + H2SO4 đặc, nguội                                         (5) Cu + HNO3 đặc, nguội

     (2) Cu(OH)2 + glucozơ                                               (6) axit axetic + NaOH

     (3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH                            (7) AgNO3 + FeCl3

     (4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl                                       (8) Al + Cr2(SO4)3

Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?

     A. 5.                                   B. 7.                                 C. 8.                                  D. 6.

Câu 4: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

     A. Glucozơ                             B. Chất béo                     C. Saccarozơ                       D. Xenlulozơ

Câu 5: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là

     A. Tính dẫn điện.                   B. Ánh kim.                     C. Khối lượng riêng.           D. Tính dẫn nhiệt.

Câu 6 - Câu 35: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử của trường THPT Thanh Chương - Nghệ An.

Câu 35: Cho dãy các chất : Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 và Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là :

     A. 2                                        B. 5                                  C. 3                                            D. 4

Câu 36: Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. Trong phân tử protein, các gốc α – aminoaxit được gắn với nhau bằng liên kết

     A. Glicozit                             B. Hidro                          C. Amit                                     D. Peptit

Câu 37: Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có đặc điểm chung nào sau đây:

     A. Chúng đều thuộc loại cacbohidrat                                                                        

     B. Chúng đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam                         

     C. Đều bị thủy phân trong môi trường áxit                  

     D. Đều không tham gia phản ứng tráng bạc

Câu 38: Cho các cặp chất :

    (1) dung dịch FeCl3 và Ag                                              (2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3

    (3) S và H2SO4 (đặc nóng)                                            (4) CaO và H2O

    (5) dung dịch NH3 + CrO3                                                             (6) S và dung dịch H2SO4 loãng

 Số cặp chất có xảy ra phản ứng là:

     A. 5                                        B. 4                                  C. 2                                            D. 3

Câu 39: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành :

     A. axit béo và glixerol                                                    B. axit cacboxylic và glixerol    

     C. CO2 và H2O                                                               D. NH3, CO2 và H2O

Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

     A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc -aminoaxit được gọi là polipeptit.                     

     B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.               

     C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc -aminoaxit được gọi là đipeptit.                  

     D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.

Đáp án Đề thi thử môn Hóa THPT Thanh Chương - Nghệ An

1. D

2.B

3.C

4.A

5.C

6.C

7.A

8.C

9.D

10.C

11.A

12.C

13.C

14.B

15.B

16.D

17.A

18.C

19.A

20.D

21.B

22.B

23.B

24.D

25.A

26.C

27.A

28.A

29.A

30.D

31.A

32.B

33.D

34.D

35.D

36.D

37.A

38.B

39.A

40.C

 

SỞ GD & ĐT

TỈNH THÁI NGUYÊN

THPT CHU VĂN AN

 

 

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

Câu 1: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ?

     A. Glucozơ                         B. Mantozơ                     C. Fructozơ                       D. Saccarozơ

Câu 2: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:

     A. 1                                     B. 3                                  C. 2                                   D. 4

Câu 3: Đung nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

     A. 16,2                                B. 21,6                             C. 10,8                              D. 32,4

Câu 4: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?

     A. Tơ olon                          B. Tơ Lapsan                   C. Tơ nilon-6,6                 D. Tơ tằm

Câu 5: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:

     A. Đồng                              B. Bạc                              C. Sắt                                D. Sắt tây

Câu 6 - Câu 35:  Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử của trường THPT Chu Văn An - Thái Nguyên.

Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau :

     (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl          (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư

     (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư              (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :

     A. 2                                     B. 3                                  C. 1                                   D. 4

Câu 36: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400ml dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:

     A. 0,2                                  B. 0,25                             C. 0,1                                D. 0,15

Câu 37: Hỗn hợp M gồm axit cacbonxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là:

     A. C2H5COOH và 18,5.     B. CH3COOH và 15,0.   C. C2H3COOH và 18,0      D. HCOOH và 11,5.

Câu 38: Hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol M thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 24,3 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:

     A. 0,06 mol.                        B. 0,08 mol.                     C. 0,07 mol.                      D. 0,05 mol.

Câu 39: Cho các phát biểu sau:

 (1) Cho xenlulozo vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.

 (2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp

 (3) tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét

 (4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi)

 (5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa

Số phát biểu đúng là :

     A. 2                                     B. 3                                  C. 5                                   D. 4

Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?

     A. 63.                                  B. 18.                                C. 73.                                   D. 20.

Đáp án Đề thi thử môn Hóa THPT Chu Văn An - Thái Nguyên

1.D

2.C

3.C

4.B

5.B

6.A

7.C

8.C

9.B

10.B

11.C

12.B

13.D

14.B

15.A

16.B

17.D

18.B

19.C

20.D

21.B

22.C

23.D

24.D

25.D

26.A

27.A

28.C

29.C

30.B

31.D

32.B

33.B

34.C

35.B

36.A

37.B

38.A

39.B

40.C

 

SỞ GD & ĐT TP.HCM

THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

 

 

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ LẦN 2 THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

Câu 1: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?

A. 3                                  B. 8                                 C. 4                                  D.        1

Câu 2: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-aminoaxit) mạch hở là:

A. 5                                  B. 4                                  C. 7                                  D.        6

Câu 3: Cho các nhận định sau:

  1. Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
  2. Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
  3. Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
  4. Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6
  5. Methionin là thuốc bổ thận.

Số nhận định đúng là:

A. 2                                  B. 5                                  C. 3                                  D.        4

Câu 4: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2 = C(CH3) - CH = CH2, C6H5CH = CH2         B. CH2 = CH - CH = CH2, C6H5CH = CH2

C. CH2 = CH - CH = CH2, lưu huỳnh                      D. CH2 = CH - CH = CH2, CH3 - CH = CH2

Câu 5: Cho các chất sau

(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

(III) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

Chất nào là tripeptit?

A. III                                B. I                                   C. II                                  D. I,II

Câu 6: Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:

A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol                             B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.

C. glucozơ, glixerol, tinh bột                                 D. fructozơ, saccarozơ, glixerol

Câu 7: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:

Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?

(H=1, C=12, O=16, Cl=35,5)

A. 17466 m3                   B. 18385 m3                   C. 2358 m3                                             D. 5580 m3

Câu 8: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thì ta thu được một hỗn hợp  các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là ở đáp án nào sau đây?

A. H-COO-CH=CH-CH3    B. CH2=CH-COO-CH3

C. CH3-COO-CH=CH2                                              D. H-COO-CH2-CH=CH2

Câu 9: Để trung hòa 200 ml dung dịch aminoaxit 0,5M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo (cho H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23):

A. (H2N)2CH-COOH                                                B. H2N-CH2-CH(COOH)2

C. H2NCH(COOH)2                                                  D. H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 10: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag.

(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                                 B. 6.                                 C. 4.                                 D.        3.

Câu 11 - Câu 40: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử của trường THPT Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh.

Đáp án Đề thi thử môn Hóa THPT Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh

1. A

2.A

3.C

4.B

5.C

6.D

7.B

8.A

9.C

10.C

11.B

12.B

13.D

14.B

15.A

16.B

17.D

18.D

19.C

20.A

21.D

22.C

23.A

24.A

25.B

26.C

27.D

28.B

29.B

30.A

31.C

32.B

33.C

34.A

35.D

36.C

37.C

38.C

39.D

40.C

 

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

THPT HÀN THUYÊN

 

 

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

Câu 1: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

     A. KNO3 và Na2CO3.                                         B. Ba(NO3)2 và Na2CO3.

     C. Ba(NO3)2 và K2SO4                                       D. Na2SO4 và BaCl2.  

Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo?

     A. Axit ađipic               B. Axit glutamic           C. Axit stearic               D. Axit axetic

Câu 3: Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

     A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường                          B. H2 (xúc tác Ni, to)

     C. nước Br2.                                                       D. dung dịch AgNO3/NH3, to

Câu 4: Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía?

     A Vôi sữa.                    B. Khí sunfurơ.             C. Khí cacbonic.           D. Phèn chua.

Câu 5: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là.

     A. metyl propionat        B. etyl axetat.               C. vinyl axetat              D. metyl axetat.

Câu 6 - Câu 40: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử của trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh

Đáp án Đề thi thử môn Hóa THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh

1. B

2.C

3.C

4. D

5.A

6. C

7.A

8.D

9.D

10.A

11.D

12.C

13.B

14.C

15.C

16.B

17.B

18.D

19.D

20.D

21.C

22.B

23.A

24.B

25.C

26.C

27.D

28.C

29.D

30.A

31.C

32.B

33.A

34.A

35.D

36.A

37.A

38.A

39.D

40.B

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong đề thi của trường THPT Thực hành Cao Nguyên - ĐakLak, THPT Thanh Chương - Nghệ An,THPT Chu Văn An - Thái Nguyên,THPT Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh, THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh của bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2017. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?