ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN TIN HỌC 12
NĂM HỌC 2016-2017
CHƯƠNG 3: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
I. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
1. Mô hình dữ liệu là gì?
- Là các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố:
- Cầu trúc dữ liệu.
- Các thao tác, phép toán trên dữ liệu.
- Các ràng buộc dữ liệu.
2. Các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ: (Gồm 3 đặc trưng)
- Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng quan hệ (bảng), bao gồm:
- Mỗi cột (thuộc tính, trường) thể hiện thông tin về 1 thuộc tính.
- Mỗi hàng (bộ hay bản ghi) thể hiện thông tin về 1 đối tượng.
- Về mặt thao tác dữ liệu: Có thể xử lí dữ liệu trong bảng như:
- Cập nhật: Thêm, xóa, sửa bản ghi,…
- Thống kê, truy xuất dữ liệu: Tìm kiếm, lọc, thống kê, báo cáo,…
- Về mặt ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc.
3. CSDL quan hệ là gì?
- Là CSDL được xây dựng dựa trên mô hình quan hệ.
4. Hệ QTCSDL quan hệ là gì?
- Là hệ QT CSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.
5. Các thuật ngữ trong CSDL quan hệ: (Gồm 4 thuật ngữ chính)
- Quan hệ: dùng để chỉ bảng.
- Thuộc tính: dùng để chỉ cột (trường).
- Bộ: dùng để chỉ dòng (bản ghi).
- Miền giá trị: dùng để chỉ kiểu dữ liệu.
6. Các đặc trưng của một quan hệ trong CSDL quan hệ: (Gồm 4 đặc trưng)
- Mỗi quan hệ có tên phân biệt;
- Mỗi bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng;
- Mỗi thuộc tính có tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính không quan trọng;
- Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
7. Khóa là gì?
- Khóa của một bảng là một tập hợp các thuộc tính của bảng và thỏa mãn 2 tính chất:
- Không tồn tại 2 bộ trong bảng có giá trị bằng nhau trên khóa.
- Không có tập con nào của tập thuộc tính thỏa mãn điều kiện 1.
8. Khoá chính là gì?
- Là một khoá trong bảng được người dùng chỉ định.
9. Các ràng buộc đối với khóa chính:
- Thuộc tính làm khóa chính phải đầy đủ dữ liệu (không được để trống).
- Giá trị tại trường khóa chính không được giống nhau.
10. Liên kết giữa các bảng:
- Để kết nối các thông tin của nhiều bảng dựa trên thuộc tính khóa.
II. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
11. Nêu các thao tác cơ sở dữ liệu quan hệ: (Gồm 3 thao tác chính)
- Tạo lập cơ sở dữ liệu
- Tạo bảng: Thực hiện khai báo cấu trúc của bảng:
- Đặt tên các trường.
- Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường.
- Lựa chọn tính chất cho trường.
- Mô tả nếu cần thiết.
- Chọn khóa chính cho bảng:
- Chọn trường làm khóa chính.
- Nháy nút khoá hoặc chọn lệnh Edit-> Primary Key.
- Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng:
- Chọn File -> Save hộp thoại mở ra.
- Gõ tên bảng vào ô Table Name.
- Nhấn Enter hoặc chọn OK.
- Tạo liên kết cho bảng: Xác định các trường chung trong các bảng.
- Tạo bảng: Thực hiện khai báo cấu trúc của bảng:
- Cập nhận dữ liệu:
- Thêm bản ghi: Là bổ sung 1 hoặc 1 vài bộ dữ liệu vào bảng.
- Chỉnh sửa dữ liệu: Là việc thay đổi các giá trị của thuộc tính.
- Xóa bản ghi: Là việc xóa một hoặc một số bộ của bảng.
- Khai thác cơ sở dữ liệu
- Sắp xếp các bản ghi: Hệ quản trị CSDL thường phải thực hiện tổ chức hoặc cung cấp phương tiện truy cập các bản ghi theo một trình tự nào đó.
- Truy vấn dữ liệu:
- Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người sử dụng.
- Truy vấn mô tả các dữ liệu và đặt các tiêu chí để Hệ QT CDSL có thể thu thập dữ liệu thích hợp.
- Xem dữ liệu: Các hệ quản trị CSDL cung cấp nhiều cách xem dữ liệu:
- Xem toàn bộ bảng.
- Xem các bản ghi bằng biểu mẫu.
- Dùng công cụ lọc để xem một số bản ghi.
- Kết xuất báo cáo:
- Thông tin trong một báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra.
- Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hình theo khuôn mẫu định sẵn.
CHƯƠNG 4: KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
12. Nêu đặc điểm và phân loại các hệ CSDL tập trung:
- Đặc điểm:
- Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tại một máy hoặc một dàn máy.
- Người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL thông qua các thiết bị truyền thông.
- Phân loại: (Gồm 3 loại)
- Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân:
- Đặc điểm:
- Là hệ CSDL có một người dùng.
- Hệ QTCSDL được cài đặt tại máy có chứa CSDL.
- Việc truy cập vào CSDL được thực hiện tại máy đó.
- Ưu điểm: Việc phát triển và sử dụng khá đơn giản và dễ dàng.
- Nhược điểm:
- Cả 3 thành phần tập trung ở một chỗ nên tính an toàn thường không cao.
- Ở mỗi thời điểm một người sử dụng.
- Đặc điểm:
- Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm:
- Đặc điểm:
- Dữ liệu được lưu trữ trên máy tính trung tâm.
- Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập CSDL thông qua các thiết bị đầu cuối và phương tiện truyền thông.
- Các hệ CSDL trung tâm thường rất lớn và có nhiều người dùng.
- Ưu điểm: Nhiều người có thể sử dụng CSDL đồng thời.
- Nhược điểm: Chi phí phần cứng tăng do máy trung tâm cần phải có cấu hình mạnh.
- Đặc điểm:
- Hệ cơ sở dữ liệu khách - chủ:
- Đặc điểm: Trong kiến trúc khách - chủ, các thành phần (của hệ QTCSDL) tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm:
- Thành phần yêu cầu tài nguyên có thể cài đặt tại nhiều máy khác (ta gọi là các máy khách) trên mạng.
- Thành phần cấp tài nguyên thường được cài đặt tại một máy chủ trên mạng (cục bộ).
- Ưu điểm:
- Nâng cao khả năng thực hiện.
- Chi phí phần cứng giảm.
- Bổ sung thêm các máy khách một cách dễ dàng.
- Nhược điểm: Tính an toàn và bảo mật không cao.
- Đặc điểm: Trong kiến trúc khách - chủ, các thành phần (của hệ QTCSDL) tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm:
- Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân:
13. Khái niệm CSDL phân tán:
- Là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về lôgic) được dùng chung và phân tán về mặt vật lí trên một mạng máy tính.
14. Khái niệm hệ QTCSDL phân tán:
- Là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho người dùng không nhận thấy sự phân tán.
15. Nêu một số ưu điểm và hạn chế của các hệ CSDL phân tán
- Ưu điểm:
- Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng.
- Dữ liệu được chia sẻ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ liệu đặt tại mỗi trạm).
- Dữ liệu có tính tin cậy cao.
- Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt.
- Nhược điểm:
- Hệ thống phức tạp hơn.
- Thiết kế CSDL phân tán phức tạp hơn, chi phí cao hơn.
- Đảm bảo an ninh khó khăn hơn.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây chỉ trích đoạn một phần nội dung ôn tập trong Đề cương môn Tin học 12 học kỳ 2. Vì vậy, để xem đầy đủ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tham khảo nhé.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 5 Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 có đáp án năm 2017 để dễ dàng khắc sâu nội dung kiến thức đã học trong quá trình làm bài thử.
Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao!