ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 12
NĂM 2017
PHẦN 6: TIẾN HOÁ
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I. Bằng chứng so sánh
1. Cơ quan tương đồng: là các cơ quan có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng hiện nay có chức năng khác nhau.
Ví dụ: Tay người- cánh dơi- chân mèo- vây cá voi.
2. Cơ quan thoái hóa: (cũng là cơ quan tương đồng) là các cơ quan có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng không còn chức năng hoặc chức năng tiêu giảm.
Ví dụ: ruột thừa, răng khôn, xương cùng.
3. Cơ quan tương tự: là các cơ quan không có cùng nguồn gốc tổ tiên nhưng chức năng giống nhau.
Ví dụ: Cánh côn trùng – cánh dơi.
Gai xương rồng – gai hoa hồng.
II. Bằng chứng phôi sinh học
- Các loài động vật có xương sống trải qua các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì quá trình phát triển phôi càng giống nhau và ngược lại.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau đã được chứng minh là có chung một nguồn gốc, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường.
- Các loài có nguồn gốc khác xa nhau nhưng có những đặc điểm giống nhau là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ (đồng qui). Do điều kiện sống giông nhau nên CLTN hình thành những đặc điểm thích nghi giống nhau.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
- Bằng chứng tế bào học :
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).
→ Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
- Bằng chứng sinh học phân tử: Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.
→ Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng tỏ các loài SV hiên nay đều tiến hóa từ 1 tổ tiên chung.
Bài 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Học thuyết tiến hoá Lamac
1. Nguyên nhân tiến hoá
Do thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
2. Cơ chế tiến hoá
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
3. Hình thành các đặc điểm thích nghi
Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải.
4. Qúa trình hình thành loài mới
Loài được hình thành một cách dần dần một cách liên tục, trong tiến hoá không có loài nào bị đào thải.
5. Chiều hướng tiến hoá
Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể, từ đơn giản đến phức tạp.
Đóng góp quan trọng của Lamac: đưa ra khái niệm “tiến hoá”, cho rằng sinh vật có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh.
II. Học thuyết tiến hoá Đacuyn
1. Biến dị cá thể: phát sinh trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ, di truyền được là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
2. Chọn lọc nhân tạo – Chọn lọc tự nhiên:
| Chọn lọc nhân tạo | Chọn lọc tự nhiên |
Đối tượng | Vật nuôi, cây trồng. | Cá thể. |
Động lực | Nhu cầu thị hiếu của con người. | Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. |
Nội dung | Tích lũy những cá thể mang biến dị có lợi cho con người Đào thải những cá thể mang biến dị không có lợi cho con người. | Những cá thể mang biến dị thích nghi với môi trường sẽ sống sót và sinh sản. Những cá thể mang biến dị không thích nghi sẽ bị loại bỏ. |
Kết quả | Hình thành nhiều giống, thứ khác nhau. | Hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.⇒ hình thành loài mới. |
Vai trò | Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của vật nuôi cây trồng. | Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. |
3. Nội dung thuyết tiến hóa:
a. Nguyên nhân tiến hoá:
b. Cơ chế tiến hoá:
Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
c. Hình thành các đặc điểm thích nghi:
Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.
d. Quá trình hình thành loài mới:
Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
e. Chiều hướng tiến hoá:
Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
* Thành công của Đacuyn:
- Nêu được vai trò sáng tạo của CLTN: cho rằng CLTN là nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
- Chứng minh được toàn bộ các loài SV ngay nay đều có chung nguồn gốc
{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}
Trên đây là một phần trích của Đề cương ôn tập học kì II Sinh học 12, để xem toàn bộ đề cương các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để xem chi tiết và tải về. Hi vọng đề cương này giúp ích cho các em học sinh lớp 12 ôn thi. Ngoài ra các em tham khảo Bộ đề thi THPT QG môn Sinh học 12 và đáp án chi tiết để củng cố thêm nhé. Chúc các em thi tốt!