Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD - TD - QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: GDCD 12

NĂM HỌC: 2019 - 2020

 

I. Cấu trúc đề kiểm tra

Trắc nghiệm: 100% (40 câu)

II. Nội dung ôn tập

BBài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

BBài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

2. Bình đẳng trong lao động

3. Bình đẳng trong kinh doanh

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

BBài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1a, b)

III. Một số câu hỏi trắc nghiệm

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1. Khoản 1, Điều 16 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này có nghĩa là?

A. Mọi công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật

B. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính....đều không bị phân biệt đối xử về việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật"

C. Mọi CD đều có thể căn cứ vào PL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp của người khác

Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc?

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật, tạo điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Đưa các chuẩn mực đạo đức phổ biến vào pháp luật, quy định thành các hành vi của cá nhân, tổ chức

Câu 5. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là?

A. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội

B. Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc làm nghĩa vụ

C.  Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc hưởng quyền

D. Mọi người thực hiện quyền như nhau và làm nghĩa vụ tùy theo điều kiện

Câu 6. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa?

A. Công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo… được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật

B. Ưu tiên về quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

C. Công dân được đối xử tùy theo dân tộc, tôn giáo

D. Người có trình độ cao được hưởng quyền nhiều hơn

Câu 7. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là?

A. Bất kì công dân nào vi phạm đều bị xử lí

B. Bất kì công dân nào VPPL đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật

C. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lí

D. Ở bất kì địa vị, tuổi tác nào đều bị xử lí như nhau

Câu 8. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật?

A. Mọi người được đối xử như nhau

B. Mọi người được phân chia lợi ích bằng nhau

C. Mọi người được hưởng lợi ngang nhau trong công việc

D. Mọi người được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý

 BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Câu 1: Việc anh A tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của vợ mình là chị B thể hiện?

A. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân

B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản

C. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ chăm sóc lẫn nhau

D. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ giúp nhau cùng phát triển

Câu 2. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?

A. Anh A bàn bạc với vợ về việc xây dựng nhà ở

B. Anh A tạo điều kiện cho vợ mình đi học đại học

C. Anh A bàn bạc với vợ về việc phân chia thừa kế cho con

D. Anh A bàn bạc với vợ về việc cho người thân vay tiền

Câu 3: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc sở hữu tài sản chung?

A. Người chồng là trụ cột gia đình nên do người chồng quyết định

B. Người chồng phải tham khảo ý kiến của người vợ trước khi quyết đinh.

C. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

D. Vợ, chồng có sự bàn bạc song ý kiến của người chồng là quyết định

Câu 4. Trong quan hệ tài sản, đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng pháp luật nước ta quy định?

A. Mọi tài sản riêng thuộc người nào thì người ấy có quyền sở hữu, bên còn lại không có quyền can thiệp

B. Giữa hai vợ chồng không thể tồn tại tài sản riêng, vì mọi tài sản đều là của cải chung của gia đình

C. Vợ và chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận và quyết định đối với mọi tài sản vì điều đó thể hiện sự tiến bộ trong chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay.

D. Tài sản riêng thuộc người nào thì người ấy có quyền sở hữu, trừ  khi tài sản đó được đưa vào sử dụng chung mà lợi tức của nó là nguồn sống duy nhất của gia đình.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con

A. Tạo điều kiện để tất cả các con đều được đến trường

B. Phân chia tài sản cho con đẻ nhiều hơn con nuôi

C. Không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái

D. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho các con

{-- xem đầy đủ nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Bảo Lộc. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?