Đề cương ôn tập và kiểm tra HK2 môn Vật Lý 12 trường THPT Ngô Quyền

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ 12 

 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018-2019

 

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

I. Dao động điện từ. Mạch dao động LC.

      1./ Mạch dao động là  mạch kín  gồm một tụ điện  có điện dung C mắc với cuộn dây  cảm thuần có độ tự cảm L có điện trở r » 0.

      Sau khi tụ đã được tích điện, nó phóng điện qua cuộn cảm và tạo ra trong mạch LC một dao động điện từ tự do.

2./ Dao động điện từ tự do trong mạch dao động

      Chọn t = 0, q = q0 và i = 0 ⇒ j = 0  khi đó:

            - Điện tích và dòng điện:q = q0 cos (wt) và i = I0 cos (wt +\(\frac{\pi }{2}\)  )  với   I = wq0

            -Điện áp ở hai đầu cuộn cảm thuần (hoặc hai đầu tụ): u = \(\frac{{{q_0}}}{C}c{\rm{os}}\omega t\) ( V)

3./ Năng lượng điện  từ trong mạch dao động LC.

            Giả sử  điện tích biến thiên điều hòa:  q = q0 cos wt  .

            +) Năng lượng điện trường trong tụ điện:

WC = qu= cos2(wt) = W0 cos2(wt)

            +) Năng lượng từ trường  trên cuộn cảm:

                                    WL = Li2 = Lwqo2 sin2(wt) = cos2(wt) = W0 sin2(wt)

+) Năng lượng điện từ: W = WC + WL =   LIo2 = CUo2  = W0 =   hằng số (không đổi theo t)

- Trong quá trình dao động luôn có sự chuyển hóa qua lại giữa năng lượng điện và năng lượng từ.

     Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch gọi là năng lượng điện từ, bảo toàn( không đổi theo thời gian)

     II. Điện từ trường.

     1./ Điện trường xoáy.

            - Điện trường xoáy có các đường sức là các đường cong kín, bao quanh các đường sức của từ trường(Khác với đường sức của điện trường tĩnh)

            - Tại bất cứ nơi nào, khi có sự biến thiên của điện trường thì đều xuất hiện từ trường và ngược lại.          

     2./ Từ trường xoáy có đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín

     3./Điện từ trường:

 Sự biến thiên và  chuyển hóa liên tục của điện trường và từ trường trong không gian gây ra điện từ trường.

 - Điện từ trường lan truyền trong không gian với tốc độ  bằng  tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s.   

- Điện từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, không gian.

III. Sóng điện từ.

     1./ Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian, kể cả chân không.

     2./ Đặc điểm của sóng điện từ.

            - Sóng điện từ lan truyền trong chân với tốc độ bằng tốc độ của  ánh sáng: c = 3.108m/s.

            - Sóng điện từ là sóng ngang, tại một điểm bất kỳ trên phương truyền véc tơ cường độ điện trường  và véc tơ cảm ứng từ  vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

3./ Tính chất của sóng điện từ.

            - Có đầy đủ các tính chất  giống như sóng cơ học. Phản xạ, khúc xạ, giao thoa…..

            -  Truyền được trong mọi môi trường vật chất và cả trong chân không.                

            - Tần số của sóng điện từ là tần số của trường điện từ.

- Mang năng lương.

            - Sóng điện từ truyền từ môi trường này sang môi trương khác: tần số không đổi, vận tốc, bước sóng thay đổi.

     4./ Ứng dụng của sóng điện từ.

            - Sóng điện từ dùng làm sóng mang để chuyển tải các dao động âm thanh, hình ảnh… đi xa bằng phương pháp biến điệu.

 

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG .

I. Tán sắc ánh sáng.

* Tán sắc ánh sáng là hiện tượng lăng kính phân tích một chùm sáng phức tạp thành những chùm sáng có màu sắc khác nhau.

* Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

* Ánh sáng trắng là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

* Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng đơn sắc, lớn nhất đối với tia tím và nhỏ nhất đối với tia đỏ.

II. Nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng.

1. Nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, khi ánh sáng truyền qua một lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt

2. Kết quả thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng:

- Đối với ánh sáng đơn sắc: là một vùng sáng hẹp trong đó có những vân sáng , vân tối xen kẽ, song song và cách đều nhau.

- Đối với ánh sáng trắng: tại điểm giữa O có một vân sáng trắng, hai bên là những vân sáng, vân tối chồng chất hỗn độn có dạng các dải sáng cầu vồng  tím ở trong đỏ ở ngoài.

 

...

---Để xem tiếp nội dung ôn tập Chương 6 và chương 7, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập và kiểm tra HK2 môn Vật Lý 12 trường THPT Ngô Quyền. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?