Đề cương ôn tập môn Hóa học 9 năm học 2019-2020 Trường THCS Văn Nhân

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Phần I: Lý thuyết.

Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của bazơ. Trình bày cách pha chế dung dịch Ca(OH)2.

Câu 2: Hãy nêu tính chất hoá học của kim loại? Viết phương trình hóa học minh hoạ.

Câu 3: Trình bày những ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2

Câu 4: Trình bày tính chất vật lí, tính chất hóa học của clo?

Câu 5: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Câu 6: Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống trong các phương trình hóa học sau, cân bằng và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.

a. 2HCl + …→ CuCl2 + …                          

b. H2SO4 + Na2SO3  → Na2SO4 + … + …

c. 2HCl + CaCO3  → CaCl2 + … + …           

d. H2SO4 + …  → MgSO4 + …

e. … + … → H2SO3                                      

f. … +  HCl  → CuCl2 + H2O

g. CuO + … → Cu + H2O                             

h. Fe3O4 + … → 3Fe + 4CO2

i. Na + …  → NaOH + …                              

k. Mg + H2SO4(l) → … + …

l. ZnO + HCl → … + …                               

m. Al + … + H2O → NaAlO2 + …

n. Fe + … → FeCl3                                        

o. Fe + … → FeCl2 + …

p. Fe(OH)3 → ... + ...                                     

q. Zn + ... → ... + H2

Câu 7:

a. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaOH, HCl, BaSO4. Làm thế nào để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học?

b. Có 3 khí được đựng riêng biệt trong 3 lọ: clo, hiđro clorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong lọ.

c. Có 2 kim loại là nhôm, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các pthh để nhận biết.

Câu 8:

a. Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học.

b. Ngâm một lá nhôm vào dung dịch CuCl2. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học.

c. Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tinh khiết. Các hóa chất coi như có đủ.

Câu 9: Viết PTHH hoàn thành chuỗi chuyển hoá sau:

a. Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al Al2(SO4)3 BaSO 

b. Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe Fe3O4

c. S   SO2  SO3  H2SO4  CuSO4  FeSO4

d. Cl2 HCl  NaCl  Cl2  NaClO

Câu 10:

a. Những khí thải trong quá trình luyện gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh?

b. Em hãy đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do quá trình luyện gang, thép.

Phần II: Bài tập:

Bài 1: Cho hỗn hợp kim loại Cu, Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) dư thu được 0,4 gam khí H2 và 6,4 gam chất rắn không tan. Tính

a. Thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?

b. Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng?

Bài 2: Cho 15 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại đồng và sắt tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Bài 3: Cho 9,2 g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A. Biết A có hóa trị I.

Bài 4: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại đồng và magiê tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 8,96 lít khí H2 ở đktc. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Bài 5: Cho 1,96 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Bài 6: Hỗn hợp gồm 10,2 g Al và Cu tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí (đkc).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại.

b. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

c. Tính khối lượng muối sinh ra.

Bài 7: Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

Bài 8: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Bài 9: Cho 28 gam hỗn hợp hai muối Na2SO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí ở đktc.

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

b. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Bài 10: Hòa tan 0,83 gam hỗn hợp bột Al, Fe vừa đủ trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a. Viết các PTHH.

b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập môn Hóa học 9 năm học 2019-2020 Trường THCS Văn Nhân, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?