Một số bài tập ôn tập Chương III môn Hóa học 9 năm 2019-2020

MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG III MÔN HÓA HỌC LỚP 9

 

Câu 1

Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là :

A. SO2 , H2­­O, CO2 , P2O                              

B. SO3 , HO, CO2 , P2O5

C. SO2 , H2O, CO , P2O5                               

D. SO3 , H2O, CO , P2O5

Câu 2

Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit (1) → Oxit axit (2) → Axit 

Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là:

A. S → SO2 →SO3 → H2SO4                       

B. C → CO → CO2 → H2CO3       

C. P →P2O3 → P2O5 →H3PO3                      

D. N2 → NO →N2O5 →HNO3

Câu 3

Người ta căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động hoá học của phi kim ?

A. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và oxi.

B. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với phi kim và hiđro.

C. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với hiđro và oxi.

D. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro

Câu 4

Sục  khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm của phản ứng gồm:

A. KCl, H2O, K2O                                         

B. KCl, KClO, H2O

C. KCl, KClO3, H2O                                     

D. KClO, KClO3,  H2O

Câu 5

Cho 5,6g kim loại M hoá trị III tác dụng với Cl2 dư thì thu được 16,25g muối.Vậy kim loại M là :

A. Fe                                                              

B. Al

C. Cr                                                              

D. Mg

Câu 6

Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

A. Kim cương, than chì, than gỗ.                  

B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình .

C. Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

D. Kim cương, than xương, than cốc.

Câu 7

Trong luyện kim, người ta sử  dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

C. Một số axit như  HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, ...

Câu 8

Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó

dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.           

B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

D. Nước vôi trong, kali hiđroxit.

Câu 9

Trong thành phần của thuỷ tinh chịu nhiệt có 13% Na2O; 15 %CaO; 72 %SiO2 (theo khối lượng). Công

thức hoá học của loại thuỷ tinh này dưới dạng các oxit là:

A. Na2O. CaO. 6SiO2                                    

B. Na2O. 2CaO. 6SiO2

C. Na2O. 3CaO. 6SiO2                                  

D. Na2O. 4CaO. 6SiO2

Câu 10

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 12+; có 3 lớp electron;lớp ngoài cùng có 2 electron, vậy trong bảng tuần hoàn, X là:

A. Magie.                                                       

B. Canxi.

C. Sắt.                                                            

D. Nhôm.

Câu 11

Trong dãy biến hoá sau:

thì X, Y lần lượt là:

A. C, CO.                                                       

B. C, CO2.

C. C, Cu.                                                        

D. CO, Cu.

Câu 12

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

C. Na2O, MgO, Al2O3, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 13

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

D. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí

quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Câu 14

Hàng năm, thế giới cần tiêu thụ khoảng 46 triệu tấn clo. Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối?

A. 7,7 triệu tấn.                                              

B. 77 triệu tấn.

C. 7,58 triệu tấn.                                            

D. 75,8 triệu tấn.

Câu 15

Cho hoàn toàn 7,3g HCl vào MnO2. Biết hiệu suất của phản ứng trên đạt 95%. Thể tích của khí clo thu được ở đktc là:

A. 1,064 lit.                                                    

B. 10,64 lit.

C. 106,4 lit.                                                    

D. 1064 lit.

Câu 16

Đốt hoàn toàn sắt trong 6,72  lít khí clo dư ở đktc thu được a gam muối. Giá trị của a là

A. 32,5.                                              

B. 3,25.

C. 38,1.                                              

D. 3,81.

Câu 17

Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394KJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1kg than cốc chứa 84% cacbon là:

A. 27000 KJ                                       

B. 27580 KJ

C. 31520 KJ                                       

D. 31000 KJ

Câu 18

Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X

là:

A. C.                                      

B. H.

C. S.                                       

D. P.

Câu 19

Cho hoàn toàn 8,4g NaHCO3 vào dung dịch HCl thu được một chất khí, dẫn khí này qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thì thu được a gam muối kết tủa. Giá trị của a là

A. 100.                                                           

B. 20.

C. 15.                                                 

D. 10.

Câu 20

Các ngành sản xuất đồ gốm, xi măng, thuỷ tinh được gọi là công nghiệp silicat, vì:

A. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của nhôm

B. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của sắt

C. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của silic

D. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của cacbon

 

ĐỀ 01

I. Trắc nghiệm (4đ ): Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1 : Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:

A.NaHCO3, Na2CO3                                             B.Na2CO3, NaHCO3

C.Na2CO3                                                             D.Không đủ dữ liệu để xác định

 Câu 2:Cho giấy quì tím vào dung dịch đựng nước, sục khí CO2 vào . Đun nóng bình một thời gian. Màu của quì tím:

A. Không đổi màu                                                                

B. Chuyển sang màu đỏ.

C.Chuyển sang màu đỏ, sau đó lại chuyển sang màu tím    

D.Chuyển sang màu xanh.

Câu 3: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:

A.Đun SiO2 với NaOH nóng chảy

B.Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng

C.Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3

D.Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl

Câu 4 : Khi cho HCl đặc dư tác dụng với cùng số mol các chất sau, chất nào cho lượng Cl2 lớn nhất?

A. KMnO4                     B. MnO2                        C. KClO3                       D. KClO

Câu 5: Vì sao người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi?

A.Nước đá khô có khả năng hút ẩm

B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa

C. Nước đá khô có khả năng khử trùng

D. Nước đá khô có khả năng dễ hóa lỏng

Câu 6: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

A. Na, Mg, Al, K           B. K, Na, Mg, Al          C. Al, K, Mg,Na.       D. Mg, K, Al,Na

Câu 7: Khi cho nước tác dụng với oxit axit không tạo thành axit, thì oxit đó có thể là :

 A. SiO2                  B. CO2                      C. SO2                                D. NO2

Câu 8: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:

A. Clo độc nên có tính sát trùng

B. Clo có tính oxi hoá mạnh

C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh

D. Một nguyên nhân khác

II.Tư luận ( 6đ )

Câu 1 :(2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

C → CO → CO2 → K2CO3 → KHCO3

Câu 2 :( 1đ ): Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl, CO2 và O2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.         

Câu 3 :(3đ ) Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.

a)Viết phương trình hóa học xảy ra

b) Giá trị của a là bao nhiêu?

c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng


ĐỀ 02

I.Trắc nghiệm (3 đ ): Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:

A.HNO3                                                               B.H2SO4 đậm đặc

C.HF                                                                    D.HCl

Câu 2 :Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:

A.Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

B. Theo chiều số electron lớp ngoài cùng tăng dần.

C.Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

D.Theo chiều từ kim loại đến phi kim.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây không có khả năng tẩy màu ?

A. Dung dịch nước Javen.                                B. Dung dịch nước Clo

C. Dung dịch muối Ca(ClO)                           D.Dung dịch muối KClO3

Câu 4:Trong nước Clo

A.Chỉ có HCl, Nước.                                         B.Chỉ có HClO, Nước.

C. Có HCl, Nước,Cl2, HClO                             D.Chỉ có HClO, Nước và HCl

Câu 5: Dạng nào sau đây không phải thù hình của cacbon ?

A. Khí lò cốc              B.Kim cương                C. Than chì           D. Cacbon vô định hình

Câu 6 : Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là:

A.Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại

B.Nước vôi trong không có hiện tượng gì

C.Nước vôi trong hóa đục

D.Nước vôi trong 1 lúc rồi mới hóa đục

II.Tư luận:(7 đ)

Câu 1:(2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

 NaCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3

Câu 2: (2đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaHCO3, NaCl

Câu 3: ( 3đ ) Cho m g hỗn hợp gồm K2CO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với 27,375 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu đựơc 2,24 lit khí CO(đktc).

 a.Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

 b.Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

 c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng.        

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Một số bài tập ôn tập Chương III môn Hóa học 9 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?