TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ HÓA HỌC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. LÍ THUYẾT CẦN NẮM
1. Nhóm VIIA (nhóm halogen) gồm : Flo, Clo, Brom, Iot ( F-Cl- Br-I)
- Có 7 electron lớp ngoài cùng: ns2np5 (Dễ nhận thêm 1e: X +1e X-)
- Flo luôn có số oxi hóa là -1 trong hợp chất (flo là phi kim mạnh nhất)
- Trong hợp chất: clo,brom, iot có nhiều số oxi hóa khác nhau: -1, +1, +3, +5, +7
- Phân tử: gồm 2 nguyên tử (X2), trong phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không cực.
2. lí tính
Halogen | F2 | Cl2 | Br2 | I2 |
Trạng thái | Khí | Khí | Lỏng | Rắn |
Màu sắc | Lục nhạt | Vàng lục | Nâu đỏ | Đen tím |
3. Hóa tính
Halogen
- Halogen có tính oxi hóa mạnh
- Tính khử giảm dần : I- Br- Cl- F-
| F2 | Cl2 | Br2 | I2 |
Với KL | Oxi hóa hầu hết kim loại | Na+ Cl2 → 2NaCl 2Fe +3Cl2 →2FeCl3 | 3Br2 + 2Al → 2AlBr3 | 3I2 + 2Al → 2AlI3 |
Với hidro | Trong bóng tối, -2520C F2+ H2 → 2HF | Cl2 + H2 → 2HCl
| Br2 + H2 → 2HBr | H2 + I2 → 2HI |
Tính axit | HF là axit yếu nhưng ăn mòn thủy tinh 4HF + SiO2 → SiH4 + 2H2O Ko đựng HF trong bình thủy tinh | Tính Axit : HI > HBr > HCl > HF
| ||
Với H2O | Phản ứng mãnh liệt, làm hơi nước bốc cháy 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 | Ở nhiệt độ thường Cl2 + H2O → HCl + HClO | Ở nhiệt độ thường, chậm hơn Cl2 Br2 + H2O → HBr + HBrO | Không phản ứng |
Tính oxi hóa | Tính oxi hóa tăng dần: I2 Br2 Cl2 F2
| Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 | Br2 + 2NaI→2NaBr + I2 Cl2 + 2NaI→2NaCl + I2 |
Axit HCl : Khí hidroclorua (HCl) Tan nhiều → trong H2O → dd Axit Clo hidric
a. Có tính axit mạnh
+ Tác dụng với kim loại trước hiddro:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
+ Làm quì tím hóa đỏ
b. Có tính khử: 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
4. Điều chế halogen
F2 | Điện phân dung dịch loãng KF và HF |
Cl2 | Trong phòng thí nghiệm 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O Trong công nghiệp: điện phân dd NaCl có màn ngăn 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 Nếu ko có màn ngăn. Thu được nước Javen và H2 |
Br2 | Cl2 +2NaBr → 2NaCl + Br2 (NaBr có trong nước biển) |
I2 | Trong rong biển |
HCl | Trong phòng thí nghiệm NaCl(tinh thaå ) + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl NaCl(tinh thaå ) + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl Trong công nghiệp: Cl2 + H2 → 2HCl |
5. Nhận biết
Nhận biết X- bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 | Cl- | Br - | I - | F- |
AgCl (Trắng) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 | AgBr (vàng nhạt) AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3 | AgI (vàng) AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3 | AgF (tan) |
6. Hợp chất chứa oxi của clo
Nước javen: (dd chứa: NaCl và NaClO)
-Tính chất: Có tính oxi hóa mạnh: dùng tẩy trắng, sát trùng.
NaClO kém bền trong không khí.
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
- Điều chế: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Hoặc điện phân dd NaCl không màn ngăn
Clorua vôi: CaOCl2 hay Cl- Ca- O-Cl
-Tính chất : Có tính oxi hóa mạnh: dùng sát trùng, tẩy uế.
Trong không khí: 2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
- Điều chế: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Mức độ biết
Câu 1: Cấu hình e lớp2 ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2 np5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2: Nhóm halogen bao gồm các nguyên tố
A. F, Cl, Br, I. B. Cl, Br, Fe, I. C. Cl, S, P, Si. D. O, S, Cl, N.
Câu 3: Phân tử nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. H2O. B. Cl2. C. HCl. D. NaClO.
Câu 4: Chọn kết luận sai?
Các nguyên tố thuộc nhóm halogen
A. có số oxi hóa -1.
B. ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5,+7.
C. có khả năng tạo ra hợp chất khí với hiđro (HF, HCl, HBr, HI).
D. có tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự: I, Br, Cl, F.
Câu 5: Chất nào có tính khử mạnh nhất?
A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl.
Câu 6: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử
Câu 7: Thuốc thử được dùng để nhận biết axit clohidric và muối clorua là:
A. AgNO3. B. Na2CO3. C. NaOH. D. phenolphthalein.
Câu 8: Hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.
Câu 9: Axit clohidric không tham gia phản ứng với
A. Fe(OH)2. B. Cu. C. MgO. D. AgNO3.
Câu 10: Tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố halogen là
A. tính oxi hóa yếu. B. tính oxi hóa mạnh. C. tính khử yếu. D. tính khử mạnh.
Câu 11: Công thức hóa học của hidroclorua là
A. HClO4. B. HClO. C. HClO3. D. HCl.
Câu 12: Axit ăn mòn thủy tinh là
A. axit flohidric. B. axit sunfuric. C. axit clohidric. D. axit sunfuhidric.
Câu 13: Thuốc thử được dùng để nhận biết hồ tinh bột là
A. axit clohidric. B. nước clo. C. nước giaven. D. dung dịch iot.
Câu 14: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HNO3 B. HF. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 15: Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Nội dung tự ôn tập tại nhà từ ngày 30-3 đến 4-4-2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Khánh An, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!