TRƯỜNG THPT VŨ VĂN HIẾU | BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.
C. Có số oxi hóa – trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
2. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
3. Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử các halogen là không chính xác ?
A. Liện kết công hóa trị. B. Liện kết phân cực.
C. Liện kết đơn. D. Tạo thành bằng sử dụng chung một đôi electron.
4. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử:
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. không có quy luật chung.
5. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất:
A. giảm dần. B. tăng dần. C. không đổi. D. không có quy luật chung.
6. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ sôi của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
7. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
8. Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
A. F có số oxi hóa -1. B. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
C. F có số oxi hóa 0 và -1. D. F không có số oxi hóa dương.
9. Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halogenua. B. Tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua.
C. Có đơn chất ở dạng khí X2 D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
10. Trong dung dịch nước clo có chứa các chất sau:
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O. C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
11. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
12. Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:
A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4.
13. Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là:
A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh. B. điện phân dung dịch NaCl.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. D. phương pháp khác.
14. Tính tẩy màu của dung dịch nước clo là do:
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh. B. HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là axit mạnh. D. nguyên nhân khác.
15. Phản ứng giữa Cl2 và H2 có thể xảy ra ở điều kiện:
A. nhiệt độ thường và bóng tối. B. ánh sáng mặt trời.
C. ánh sang của magie cháy. D. Cả A, B và C.
16. Để tránh phản ứng nổ giữa Cl2 và H2 người ta tiến hành biện pháp nào sau đây?
A. Lấy dư H2. B. Lấy dư Cl2.
C. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng. D. Tách sản phẩm HCl ra khỏi hổn hợp phản ứng.
17. Trong thiên nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng:
A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl).
18. Để lôi khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua:
A. nước. B. dung dịch NaOH đặc. C. dung dịch NaCl. D. dung dich H2SO4 đặc.
19. Để điều chế clo trong công nghiệm ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách hai điện cực để:
A. khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH.
B. thu được dung dịch nước Giaven.
C. bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
20. Các hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng : HNO3 + HCl → NO2 + Cl2 + H2O theo thứ tự là:
A. 2;6;2;3;4. B. 2;6;2;3;2. C. 2;2;2;1;2. D. 1;6;1;3;1.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
65. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khổi hỗn hợp là
A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH.
66. Axit pecloric có công thức
A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.
67. Axit cloric có công thức
A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.
68. Cho 13,44 lít khí Cl2 (đktc) qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,2M. D. 0,4M.
69. Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp NaCl và KCl có màng ngăn một thời gian thu được 1,12 lít khí Cl2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Tổng nồng độ mol của NaOH và KOH trong dung dịch thu được là
A. 0,01M. B. 0,025M. C. 0,03M. D. 0,05M.
70. Độ tan của NaCl ở 100OC là 50 gam. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là
A. 33,33. B. 50. C. 66,67. D. 80.
71. Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
A. 36,5. B. 182,5. C. 365,0. D. 224,0.
72. Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 2,24. D. 6,72.
73. Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3.
1. Phần trăm thể tích của oxi trong X là
A. 52. B. 48. C. 25. D. 75.
2. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là
A. 77,74. B. 22,26. C. 19,79 D. 80,21.
74. Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,02 mol. D. 0,01 mol.
75. Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Al; 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 74,2. B. 42,2. C. 64,0. D. 128,0.
76. Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
77. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỷ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O2 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40.
78. Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
A. 67,72. B. 46,42. C. 68,92 D. 47,02.
79. Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 16,8 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là
A. 38,10 gam. B. 48,75 gam. C. 32,50 gam. D. 25,40 gam.
80. Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là
A. 32,15 gam. B. 31,45 gam. C. 33,25 gam. D. 30,35gam.
81. Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là
A. 10,38gam. B. 20,66gam. C. 30,99gam. D. 9,32gam.
82. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Vũ Văn Hiếu, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Cẩm Thủy
- Đề cương ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường ThPT Vũ Lễ
Chúc các em học tập thật tốt!