BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT UÔNG BÍ
PHẦN 1: TỰ LUẬN
Câu 1.Tính KL HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong pứ có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.
Câu 2.Tính KL KMnO4 cần thiết để điều chế lượng clo vừa đủ phản ứng với Al tạo 13,35 g muối AlCl3( %H=100%)
Câu 3.Cho 17,4 g MnO2 tác dụng với dd HCl dư. Toàn bộ khí thu được cho hấp thụ hết vào 145,8 g dd NaOH 20% ở đk thường tạo ra dung dịch A. Tính %C các chất trong dd A?
Câu 4.Cần bao nhiêu g KClO3 tác dụng với HCl dư để lượng clo sinh ra phản ứng đủ với dd KI tạo 38,1 g I2?
Câu 5.Cho 5 g brom có lẫn tạp chất clo vào 1 dd chứa 1,6 g KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 g chất rắn khan. Xác định thành phần % về khối lượng của clo trong 5 g brom trên.
Câu 6.Hòa tan 104,25 g hh muối NaCl, NaI vào nước. Cho đủ khí clo đi qua rồi cô cạn. Nung chất rứn thu được cho đến khi hết hơi màu tím bay ra, bã rắn còn lại sau khi nung nặng 58,5 g. Xác định thành phần % khối lượng hh 2 muối?
Câu 7.Có 1 hh gồm NaCl và NaBr trong đó NaBr chiếm 10% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn hh vào nước rồi cho khí clo lội qua đến dư, làm bay hơi dung dịch tới khi thu được muối khan. Xác định % khối lượng ban đầu giảm ban nhiêu?
Câu 8.Cho 26,6 g hh rắn KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 g dd. Cho dd trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 g kết tủa. Xác định % về khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu?
Câu 9.Cho lượng dư dd AgNO3 tá dụng với 1 lít dd hỗn hợp NaI 0,05M và NaCl 0,1 M. Khối lượng kết tủa tối đa là?
Câu 10. Thêm dd NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl2 trong không khí. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được khối lượng kết tủa là bao nhiêu?
Câu 11. Cho H2SO4 đặc dư tác dụng với 58,5 g NaCl đun nóng, toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ vào 63,5 g nước. Tính C% của dung dịch thu được?
Câu 12. Điện phân dung dịch có màng ngăn NaCl bão hòa bằng dòng điện 1 chiều thu được 33,6 lít Cl2(đktc). Tính khối lượng nước Javen thu được khi cho lượng clo này phản ứng hoàn toàn với 600 g dd NaOH 20%?
Câu 13. Nguyên tố halogen tác dụng với Ca thu được 10 g muối, nếu cũng lấy 1 lượng halogen như trên cho tác dụng với Al thì thu được 8,9 g muối. Xác định nguyên tố và khối lương halogen đã dùng?
Câu 14. Nguyên tố Y tồn tại dưới dạng Y2. Khi cho 16 g Y2 tác dụng với 1 kim loại kiềm thu được 23,8 g muối. Xác định Y, viết phương trình của Y2 với Fe, Al, H2, O2?
Câu 15. Cho 1,2 g Mg td hoàn toàn với V lít khí X2 (đktc) thu được 47,5 g hợp chất MgX2. Xác định X, VX đã phản ứng?
Câu 16. Hòa tan 4,25 g muối của kim loại kiềm vào nước thu được 200ml dd A. Lấy 10 ml dd A cho phản ứng với 1 lượng dư dd AgNO3 thu được 0,7175 g ↓. Xác định CT muối và CM của dd A?Dd A chứa 60,9 g gồm 2 muối Bari của 2 halogen kế tiếp. Cho A tác dụng với K2SO4 vừa đủ thu được 58,25 g BaSO4 và dd B. Cô cạn B thu được bao nhiêu g muối khan. Tính % khối lượng mỗi muối trong hh đầu?
Câu 17:Cân bằng các PTPƯ sau :
a. KBrO3 + KBr + H2SO4 → K2SO4 + Br2 + H2O
b. FeSO4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
c . CrCl3 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O
d. FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
e. FeS2 + KNO3 → KNO2 + Fe2O3 + SO3
f. FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
g. FeCu2S2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2
h Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O
Câu 18: cân bằng các phản ứng sau :
1. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
2. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
3. M + HNO3 → M(NO3)n + NH4NO3+ H2O
4. M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
5. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
6. FexOy + CO → FenOm + CO2
7. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
Câu 19:Cân bằng các PTPƯ sau :
a. Zn + HNO3 →Zn(NO3)2 + NO2 + N2O + H2O (biết tỷ lệ số mol NO2 :N2O=1:3
b. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + NO + H2O Biết hỗn hợp khí X có tỷ khối hơi so với hiđro là 15,3
Câu 20:Hoàn thành các PTPU sau :
a. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
b.K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 →
c.K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 →
d.KMnO4 + KCl + H2SO4 →
e. KMnO4 + H2O2 + H2SO4 →
f.KMnO4 + KNO2 + H2SO4 →
g.FeCl3 + KI →
h. Fe3O4 + H2SO4 đăc →
II-Phần trắc nghiệm
1. Phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxihoá -khử ?
A.phản ứng trung hoà
B.phản ứng thê
C.phản ứng trao đổi
D.phản ứng phân huỷ
2.Cho các phản ứng: Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O ; O3 → O2 + O
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
4KClO3 → KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hoá khử là:
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
3. Trong pưhh : 4Na + O2 → 2 Na2O ,có xảy ra quá trình
A. sự khử nguyên tử Na
B.sự oxihoá ion Na+
C.sự khử nguyên tử 0
D.sự oxihoá ion O2-
4.Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
5. Cho các phản ứng sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 ; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 . Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
6.Cho các phản ứng :
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+
D. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.
7.Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, S , S2-, HCl. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
8. Hai kim loại X, Y và các dd muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 →XCl2 + 2YCl2;
Y + XCl2 →YCl2 + X.
Phát biểu đúng là:
A. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
B. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
C. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
D. Kim loại X khử được ion Y2+.
9. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron.
B. nhận 13 electron.
C. nhận 12 electron.
D. nhường 13 electron.
10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là :
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
11. Cho pthh sau: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.Hệ số cần bằng của các chất lần lượt là:
A. 2, 12, 2, 2, 3, 6
B. 2, 14, 2, 2, 4, 7
C. 2, 8, 2, 2, 1, 4
D. 2, 16, 2, 2, 5, 8
12.Cho phản ứng: aAl + bHNO3→ cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O.Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản.Tổng (a + b) bằng:
A. 30. B. 36. C. 38. D. 18.
13.Cho pthh: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng hệ số của HNO3 là
A. 46x – 18y.
B. 45x – 18y.
C. 13x – 9y.
D. 23x – 9y.
14. Cho 2,673 gam hỗn hợp Mg, Zn tác dụng vừa đủ với 500ml dd chứa AgNO3 0,02M và Cu(NO3)2 0,1M. Thành phần % khối lượng Mg trong hỗn hợp là :
A.19,75% B.1,98% C.80,2% D.98,02%
15. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeCO3. B. FeS2. C. FeS. D. FeO
----(Nội dung chi tiết, đầy đủ của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
....
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Đề cương ôn tập chuyên đề phản ứng Oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Uông Bí. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !