ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 12
TRƯỜNG THPT BẾN TRE
I. CẤU TRÚC ĐỀ
- Phần I : Đọc hiểu ( 4 điểm)
- Phần II: Nghị luận văn học ( 6 điểm)
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
PHẦN ĐỌC HIỂU
Ôn tập lí thuyết về :
- Các biện pháp tu từ ( tu từ từ vựng, tu từ ngữ âm, tu từ cú pháp)
- Các phương thức biểu đạt .
- Các phong cách ngôn ngữ.
- Các thao tác lập luận.
- Các phép liên kết hình thức.
Bài tập nhận diện :
- Các biện pháp tu từ ( tu từ từ vựng, tu từ ngữ âm, tu từ cú pháp).
- Các phương thức biểu đạt .
- Các phong cách ngôn ngữ.
- Các thao tác lập luận.
- Các phép liên kết hình thức.
Luyện tập kĩ năng viết đoạn văn ngắn:
- Nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội, văn hóa; kinh tế, chính trị, đạo đức..
- Phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của một hình ảnh thơ, một chi tiết trong tác phẩm văn học...
PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Kiến thức về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, một số nhận định, đánh giá của các nhà phê bình về tác phẩm....)
Nhân vật A Phủ, nhân vật Mị ( sức sống tiềm tàng, số phận, khát vọng sống...)
Giá trị nội dung
Giá trị hiện thực
- Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người nơi này.
- Số phận khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây dựng, khắc họa rõ nét.
Giá trị nhân đạo:
- Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ.
- Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man.
- Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.
- Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ.
Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
- Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,...
- Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.
- Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ
2. Vợ nhặt (Kim Lân)
Kiến thức về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, một số nhận định, đánh giá của các nhà phê bình về tác phẩm....)
Nhân vật bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt.
Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực:
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân VIệt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng.
- Đó là hệ quả của những chính sách hà khắc, vô nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt đóng thuế, đằng thì bắt nhổ lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức do sự đê hèn, đốn mạt của thực dân Pháp.
Giá trị nhân đạo:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và khẳng định tội ác mà chúng đã gây ra cho mảnh đất, con người Việt Nam.
- Niềm cảm thương, chia sẻ của tác giả trước những đau đớn, mất mát mà người nông dân nghèo đang phải đối mặt.
- Ca ngợi sức sống mãnh liệt, khao khát được yêu thương, được sống hạnh phúc với gia đình nhỏ và niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ mặc cho cái chết đang đeo đuổi và có thể đến với họ bất cứ lúc nào.
- Cách mạng chính là con đường đưa họ thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này mà đến gần hơn với hi vọng, cuộc sống tốt đẹp với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Bến Tre . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---