Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

 

Câu 1: Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật       

B. Thi hành pháp luật    

C.Tuân thủ pháp luật        

D. Áp dụng pháp luật

Câu 2: Công dân thực hiện các nghĩa vụ của mình là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật        B. Thi hành pháp luật     C.Tuân thủ pháp luật        D. Áp dụng pháp luật

Câu 3: Công dân không làm điều mà pháp luật cấm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật       B. Thi hành pháp luật    C.Tuân thủ pháp luật       D. Áp dụng pháp luật

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật ?

A. Công dân thực hiện các quyền                           B. Công dân thực hiện các nghĩa vụ

C. Công dân không làm điều mà pháp luật cấm     D.  Công dân không vi phạm pháp luật

Câu 5: Trong các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây hình thức nào mà chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình ?

A. Sử dụng pháp luật         B. Thi hành pháp luật     C.Tuân thủ pháp luật       D. Áp dụng pháp luật

Câu 6: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm Dân sự ?

A. Đánh người gây thương tích               B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông

C. Cướp giật tài sản                                  D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê

Câu 7: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm Hình sự ?

A. Đánh người gây thương tích.             B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

C. Nghỉ việc không xin phép.                D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê

Câu 8: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm kỉ luật ?

A. Đánh người gây thương tích.           B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

C. Nghỉ việc không xin phép.              D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê

Câu 9: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?

A. Sử dụng pháp luật       B. Thi hành pháp luật   C.Tuân thủ pháp luật       D. Áp dụng pháp luật

Câu 10: Trong các hình thức thực hiện pháp luật  dưới đây, hình thức nào có chủ thể thực hiện khác với các hình thức khác?

A. Sử dụng pháp luật  B. Thi hành pháp luật   C.Tuân thủ pháp luật     D. Áp dụng pháp luật

Câu 11: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?

A. Vượt đèn đỏ              B. Đánh mất xe của người khác

C.Thường xuyên đi làm muộn                     D. Làm hàng giả với số lượng lớn

Câu 12: Nội dung nào dưới đây là thực hiện pháp luật

A. Đưa pháp luật vào từng đời sống công dân

B. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống

C.Đưađời sống vào pháp luật

D. Làm cho pháp luật trở thành hành vi hợp pháp của công dân

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật                B. Người có hành vi trái pháp luật có lỗi

C.Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện          D. Là hành vi vi phạm đến đạo đức

Câu 14 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.   B. Thi hành pháp luật.    C. Tuân thủ pháp luật.  D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.      B. Thi hành pháp luật.   C. Tuân thủ pháp luật.     D. Áp dụng pháp luật.

Câu 16: Người  phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

  1. Từ đủ 18 tuổi trở lên.  B. Từ 18 tuổi trở lên .C.Từ đủ 16 tuổi trở lên.D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 17: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.          B.Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.  D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.  B.Từ đủ 16 tuổi trở lên.  C. Từ 18 tuổi trở lên   D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 19: Hình thức áp dụng pháp luật

A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện                    B. Do cơ quan, công chức thực hiện

C. Do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền thực hiện   D) Do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện

Câu 20: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi…………của các cá nhân, tổ chức.

A. ý thức/quy phạm/hợp pháp                                    B. ý thức/ quy định/ chuẩn mực

C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực                            D. mục đích/ quy định/ hợp pháp

Câu 21:  Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi            B. Người từ 12 tuổi trở lên chưa đủ 16 tuổi

C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi            D. Người dưới 18 tuổi

Câu 22: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:

A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội          B.  Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm

C. Trạng thái và thái độ của chủ thể                          D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.

Câu 23: Vi phạm hành chính là hành vi

A. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức         B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

C.  Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường           D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự

Câu 24: Nam công dân từ đủ 18 đến hết 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật    B. Sử dụng pháp luật   C. Tuân thủ pháp luật    D. Áp dụng pháp luật

Câu 25: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong:

A. Hiến pháp và luật   B. Hiến pháp và pháp lệnh      C. Lệnh và luật    D. Luật và pháp lệnh

Câu 26: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã:

A. Sử dụng pháp luật .   B.Tuân thủ pháp luật.  C.Thi hành pháp luật  .D. Áp dụng pháp luật.

Câu 27: Chị C không đội mũ bảo  hiểm khi xe máy trên đường trong trường hợp này chị C đã :

A. Không sử dụng pháp luật   

B. Không áp dụng pháp luật

C. Không thi hành pháp luật

D. Không tuân thủ pháp luật

Câu 28: Công dân A không buôn bán  tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã:

A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Không tuân thủ  pháp luật.  D. Áp dụng pháp luật

Câu 29: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:

A. Sử dụng pháp luật .   B.Tuân thủ pháp luật.   C.Thi hành  pháp luật.  D. Áp dụng pháp luật.

Câu 30: ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi:

A. Sử dụng pháp luật .   B.Tuân thủ pháp luật.  C.Thi hành  pháp luật.   D. Áp dụng pháp luật.

 

{-- xem đầy đủ nội dung và đáp án Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?