TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2019 – 2020 |
A. LÍ THUYẾT
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
1. Thành phần cấu tạo nguyên tử.
2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị.
3. Cấu tạo vỏ nguyên tử.
4. Cấu hình electron nguyên tử. Đặc điểm electron lớp ngoài cùng.
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2. Các quy luật biến đổi. Định luật tuần hoàn.
3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Chương 3: Liên kết hóa học
1. Liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị.
2. Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
3. Hóa trị và số oxi hóa.
Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
1. Các định nghĩa chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa - khử.
2. Lập phương trình phản ứng oxi hóa- khử theo phương pháp thăng bằng electron.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
I. Cấu tạo nguyên tử
Câu 1: Nguyên tử Au có 79 electron ở lớp vỏ. Số hạt proton trong hạt nhân của vàng là
A. 79. B. 81. C. 80. D. 78.
Câu 2: Trong nguyên tử loại hạt mang điện tích là
A. proton và electron. B. nơtron và electron.
C. proton và nơtron. D. proton và nơtron và electron.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khối lượng proton và nơtron gần bằng nhau. B. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
C. Vỏ nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron. D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 4: Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
A. 21. B. 24+. C. 21 +. D. 24.
Câu 5: Oxit Y có công thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong B là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Y là
A. K2O. B. Cl2O. C. Na2O. D. N2O.
Câu 6: Hạt nhân nguyên tử X có 56 proton, 82 nơtron. Số khối của X là
A. 56. B. 138. C. 26. D. 82.
Câu 7: Số nơtron trong nguyên tử \({}_{29}^{63}Cu\) là
A. 29. B. 63. C. 58. D. 34.
Câu 8: Tỉ số hạt mang điện và hạt không mang điện trong ion \({}_{26}^{56}F{e^{3 + }}\) là :
A. 1,63. B. 1,86. C. 1,50. D. 1,73.
Câu 9: Nguyên tử X có số nơtron nhiều hơn số proton là 10. Điện tích hạt nhân của X là 4,806.10-18C. Số khối của X là
A. 65. B. 70. C. 60. D. 75.
Câu 10: Nguyên tử R có khối lượng là 5,67891.10-26kg. Nguyên tử khối của R là
A. 35,45. B. 64,16. C. 62,34. D. 34,20.
Câu 11: Hai nguyên tử nào sau đây thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học?
A. \({}_7^{14}\)P và \({}_8^{16}\)Q.
B. \({}_18^{40}\)X và \({}_20^{40}\)Y.
C. \({}_23^{51}\)Z và \({}_24^{52}\)T.
D. \({}_30^{64}\)M và \({}_30^{66}\)N.
Câu 12: Hai nguyên tử X và Y là 2 đồng vị của nhau. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về X và Y?
A. X và Y thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. B. X và Y có cùng số hiệu nguyên tử.
C. X và Y có cùng số nơtron. D. X và Y có nguyên tử khối khác nhau.
Câu 13: Trong tự nhiên Kali có 3 đồng vị là K; K; K và Brom có 2 đồng vị Br; Br. Phân tử KBr có phân tử khối lớn nhất bằng (xem nguyên tử khối bằng số khối)
A. 119. B. 118. C. 120. D. 122.
Câu 14: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị: 16O, 17O, 18O và cacbon có hai đồng vị: 12C, 13C. Vậy, số loại phân tử khí cacbonic hợp thành từ các đồng vị trên là
A. 14. B. 12. C. 6. D. 16.
Câu 15: Trong tự nhiên, Gali có 2 đồng vị là :69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Nguyên tử khối trung bình của Ga là:
A. 70,20. B. 69,80. C. 70,56. D. 69,40.
Câu 16: Nguyên tố B có 2 đồng vị trong tự nhiên là 10B và 11B. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,812. Thành phần % mỗi đồng vị lần lượt là:
A. 18,8 và 81,2. B. 63,3 và 36,7. C. 40 và 60. D. 70 và 30.
Câu 17: Neon có hai đồng vị. Phần trăm số nguyên tử của neon đồng vị 20Ne là 90%, nguyên tử khối trung bình của neon bằng 20,2. Đồng vị kia của neon có nguyên tử khối bằng
A. 22. B. 23. C. 21. D. 24.
Câu 18: Trong tự nhiên Li có 2 đồng vị là 6Li và 7Li và có nguyên tử khối trung bình là 6,94. Phần trăm khối lượng 7Li trong LiNO3 là (cho N = 14; O = 16)
A. 10, 067%. B. 9,545%. C. 9,362%. D. 9,463%.
Câu 19: Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu , trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về khối lượng. Số nguyên tử 65Cu có trong 28,616 gam Cu2O là (Cho O = 16 ; số Avogađro = 6,023.1023)
A. 4,3968. 1023. B. 1,5787.1023. C. 8,7936.1023. D. 1,7587.1023.
Câu 20: Khối lượng nguyên tử của Clo là 35,5. Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm khối lượng của 35Cl có trong HClOn là 26,119%(hiđro là và oxi là ). Giá trị của n là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Theo quan điểm hiện đại trong nguyên tử electron chuyển động
A. theo quỹ đạo elip. B. không theo quỹ đạo.
C. theo quỹ đạo bầu dục. D. theo quỹ đạo tròn.
Câu 22: Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào sai?
A. 3f. B. 1s. C. 4d . D. 2p.
Câu 23: Số electron tối đa trên phân lớp d là
A. 14. B. 10. C. 6. D. 2.
Câu 24: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là :
A. p < s < d. B. d < s < p. C. D. s < d < p. D. s < p
Câu 25: Cấu hình electron của nguyên tử không cho biết
A. số nơtron ở hạt nhân. B. số lớp electron.
C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. số electron ở lớp vỏ.
Câu 26: Một nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 19 có cấu hình electron nguyên tử là
A. 1s22s22p63s23p7. B. 1s22s22p63s23p54s1. C. 1s22s22p63s23p63d1. D. 1s22s22p63s23p64s1.
Câu 27: Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử A bằng 8. Số hiệu nguyên tử A là
A. 12. B. 11. C. 13. D. 14.
Câu 28: Số nguyên tố mà nguyên tử của nó có 13 electron ở lớp M ở điều kiện cơ bản là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 29: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tố A, B lần lượt là:
A. Mg và S. B. Na và S. C. Na và Cl. D. Mg và Cl.
Câu 30: Nguyên tố X và Y có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [He]3s23px và [Ar]3dy4s2
Biết x + y = 15. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X là khí hiếm và Y là kim loại. B. X là phi kim và Y là kim loại.
C. X là kim loại và Y là khí hiếm. D. X là kim loại và Y là phi kim.
II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
Câu 1: Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 2: Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết
A. số electron ở lớp vỏ. B. số proton trong hạt nhân.
C. số nơtron trong hạt nhân. D. số hiệu nguyên tử.
Câu 3: Nguyên tố X ở chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn. Số lớp electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Số nguyên tố thuộc chu kì 4 của bảng tuần hoàn là
A. 8. B. 18. C. 2. D. 32.
Câu 5: Nguyên tố X ở nhóm IVA trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6: Nhóm nguyên tố nào sau đây có 3 cột?
A. VIIIA. B. VIIIB. C. IVA. D. IVB.
Câu 7: Nguyên tố X ở chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn. Số lớp electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Nhóm vừa chứa nguyên tố s vừa chứa nguyên tố p là
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần là do sự biến đổi tuần hoàn
A. cấu hình electron lớp ngoài cùng. B. nguyên tử khối.
C. khối lượng mol nguyên tử. D. số lớp electron.
Câu 10: Nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự Mg (Z =12)?
A. Ne (Z = 10). B. Al (Z = 13). C. Na (Z = 11). D. Ca (Z = 20).
Câu 11: Cho các nguyên tố sau O (Z=8), Si (Z = 14), P (Z = 15), S (Z = 16), nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất và yếu nhất lần lượt là
A. O và S. B. S và O. C. O và Si. D. Si và O.
Câu 12: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ca(OH)2 theo độ mạnh tăng dần (cho Al (Z =13); Mg (Z =12); Ca (Z = 20).
A. Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < Al(OH)3 B. Al(OH)3 < Ca(OH)2 < Mg(OH)2
C. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ca(OH)2 D. Ca(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3
Câu 13: Cho X, Y, R, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 12Mg, 13Al, 19K, 20Ca và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Nguyên tố | X | Y | R | T |
Bán kính nguyên tử (nm) | 0,174 | 0,125 | 0,203 | 0,136 |
Nhận xét nào sau đây đúng:
A. X là Al. B. T là Mg. C. R là Ca. D. Y là Ca.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 62,2% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. C (M = 12). B. Si (M = 28). C. S (M = 32). D. Se (M = 79).
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđrô, X chiếm 82,35% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 27,27%. B. 40,00%. C. 60,00%. D. 25,93%.
Câu 16: Cho 3,22 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với nước thu được 5,152 lít khí (đktc). Kim loại kiềm đó là
A. Li (M = 7). B. Na (M = 23). C. K (M = 39). D. Rb (M =85,5)
Câu 17: Cho a gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với nuớc thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn khối lượng H2O ban đầu là 0,95a gam. Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Na. D. K.
Câu 18: Cho 23,38 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và R2SO3 (R là kim loại kiềm) tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,584 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của R2CO3 trong hỗn hợp X là
A. 62,5%. B. 56,07%. C. 35,41%. D. 45,34%.
Câu 19: X là kl thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hh gồm kl X và Zn tác dụng với lượng dư dd HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kl X là
A. Mg B. Ca C. Sr D. Ba
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hh X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dd HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Mg và Sr D. Be và Ca
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Nguyễn Trãi, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!