TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠ TẺH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 12
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
1. Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn
- Phần thi Đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn. Phần kiểm tra đánh giá này chiếm 30% tổng số điểm trong đề thi THPT quốc gia với 1 văn bản và 4 câu hỏi nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.
- Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu như sau:
- Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích…)
- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu => vận dụng thấp => vận dụng cao.
- Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn ngữ, các hình thức ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, kiểu liên kết hay các lỗi diễn đạt … trong văn bản.
- Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của văn bản hay một câu, một đoạn trong văn bản.
- Câu hỏi vận dụng thấp thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ … trong văn bản.
- Câu hỏi vận dụng cao thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp).
2. Phạm vi của phần Đọc – hiểu
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
- Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
- Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
- Tác giả
- Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
3. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – hiểu
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
4. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
4.1. Kiến thức về từ:
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ.
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
4.2. Kiến thức về câu:
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
4.3. Kiến thức về các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
- Tu từ về từ vựng, ngữ nghĩa: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
- thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
4.4. Kiến thức về văn bản:
- Các phép liên kết: thế, lặp, nối, liên tưởng, tưởng tượng
- Các loại phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, hành chính, nghị luận, biểu cảm
- Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ, so sánh
- Các cách kết cấu văn bản: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng hợp…
5. Các dạng câu hỏi đọc – hiểu và cách làm đọc – hiểu: Dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong phần đọc hiểu bao gồm:
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
- Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Xác định thao tác lập luận văn bản ?
- Xác định thể thơ và cách gieo vần ?
- Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt của nó ?
- Nêu nội dung chính của văn bản hoặc nêu chủ đề của văn bản ?
- Ý nghĩa của hình ảnh, câu thơ…?
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra từ văn bản?
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Đạ Tẻh. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---