Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 lần 2 - Trường THPT Lê Xoay

                                           

                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 ( LẦN 2)

Bài 1. VỢ CHỒNG A PHỦ  (Trích - Tô Hoài)

I. Nội dung ôn tập

HS ôn tập cụ thể, chi tiết các nội dung sau:

  • Tác giả Tô Hoài:
    • Vị trí văn học sử và những đóng góp của nhà thơ đối với nền văn học Việt Nam
    • Quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài
    • Phong cách văn chương của Tô Hoài
  • Tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
    • Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm
    • Bố cục và nội dung
    • Đoạn trích Vợ chồng A Phủ:
    • Vị trí và nội dung chính của đoạn trích
    • Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
  • HS phân tích được cụ thể, chi tiết một số vấn đề sau:
    • Bức tranh đời sống xã hội Tây Bắc trước ngày giải phóng (trước năm 1954)
    • Cuộc sống, số phận của những người lao động miền núi Tây Bắc: thông qua số phận của nhân vật Mị, A Phủ
    • Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích

II. Đề luyện tập

ĐỀ 1.

  Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu:                           

1. Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?

3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng những câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh, tác dụng của cách viết này là gì?

4. Đoạn văn khiến anh/ chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/ chị về hiện tượng đó.

 

ĐỀ 2.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Trích) của nhà văn Tô Hoài.

 

ĐỀ 3.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:

Lần thứ nhất “… Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau,tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, xe đay,  đến mùa thì đi nương bẻ bắp. Và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi”…

Và lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi  người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

 … Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi… Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách…”.

(Tô Hoài – Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, tr 6 và tr 7,8).

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

 

ĐỀ 4.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủnhân vật Mị đã hai lần được  nhà văn Tô Hoài miêu tả gắn với căn buồng có chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, mờ mờ trăng trắng.

 Lần thứ nhất:“Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” nhưng lần thứ hai:“Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa ”.

(Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục,  2007, tr.6 và tr.7)

 Phân tích sự đổi thay trong tâm lí, tính cách nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó rút ra nhận xét về hướng vận động của tâm lí, tính cách nhân nhân vật trong văn học Việt Nam 1945 – 1975.

BÀI 2. VỢ NHẶT ( Kim Lân)

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả

  • Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007). Quê thuộc tỉnh Bắc Ninh.
  • Trước cách mạng Kim Lân là nhà văn hiện thực phê phán; sau cách mạng vừa là nhà báo, nhà văn, viết nhiều về nông thôn và người nông dân bằng tình cảm đôn hậu, nhân ái.
  • Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động nghèo, ông am hiểu và cảm thông sâu sắc với họ.
  • Các tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện 1955), Con chó xấu xí (Tập truyện 1962)

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và thể loại.

Rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962)

Là một chương rút ra từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám bị thất lạc bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), Kim Lân viết “Vợ nhặt” dựa trên cốt truyện cũ. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng truyện ngắn Việt Nam sau cách mạng.

b. Nội dung

b1. Tình huống truyện

  • Tình huống truyện độc đáo
  • Ý nghĩa của tình huống truyện
  • Tình huống truyện góp phần phản ánh bức tranh hiện thực về nạn đói và số phận khốn khổ của người dân lao động nghèo, gián tiếp kết tội thực dân, phát xít đã tạo nên những số phận bi thảm.

b2.  Hình tượng các nhân vật

Hình tượng nhân vật Tràng

Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ), luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).

Hình tượng nhân vật vợ Tràng (thị)

Người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình.

Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

Nhận xét chung:

Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.

b3 . Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện

c. Nghệ thuật

  • Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
  •  Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
  • Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.

II. Đề luyện tập

Đề 1.

Anh/chị hãy phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

 

Đề 2. 

Đánh giá về nhân vật thị trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân, có ý kiến cho rằng "Thị là người phụ nữ nghèo, cùng đường và liều lĩnh". Ý kiến khác lại nhân mạnh "Thị là người giàu nữ tính và khát vọng"

Bằng cảm nhận của mình về nhân vật, anh/ chị hãy làm rõ các ý kiến trên.

 

Đề 3.

Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

 

Đề 4.

Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”  của Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.

                                                                      

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Lê Xoay. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?