Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 8 Trường THCS Hoàng Diệu

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2019-2020

 

A. LÝ THUYẾT

* OXI - KHÔNG KHÍ

1. Tính chất, điều chế, ứng dụng của oxi.

2. Định nghĩa, công thức hóa học, phân loại, cách gọi tên oxit.

3. Các khái niệm : phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ưng thế, sự cháy, sự oxi hóa chậm, thành phần không khí .

4. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy.

* HIDRO - NƯỚC

1. Tính chất, điều chế, ứng dụng của hidro.

2. Thành phần hóa học và tính chất hóa học của nước.

3. Khái niệm, công thức hóa học, phân loại và gọi tên axit, bazơ, muối.

* DUNG DỊCH

1. Khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.

2. Định nghĩa độ tan, tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối

3. Nồng độ dung dịch : định nghĩa, công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm

B. BÀI TẬP

Bài tập 1: Đốt cháy 12.4g photpho trong bình chứa 17g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 ( là chất rắn ,màu trắng)

a. Photpho hay oxi , chất nào còn dư và số mol chất còn dư là bao nhiêu?

b. Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu ?

Đáp án : a. 0.03mol O2 , b. khối lượng P2O5 = 28.4g

Bài tập 2: Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của Lưu huỳnh với các kim loại Mg, Zn, Fe, Al biết rằng công thức hóa học các hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3

Bài tập 3: Tính số mol và số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được:

a. 48g khí oxi

b. 44.8l khí oxi ( ở đktc)

Đáp án: a. 1 mol KClO3 và 122,5g KClO3

b. 4/3 mol KClO3 và 163,3g KClO3

Bài tập 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao

a . Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ

b . Tính số gam Kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên .

Đáp án: a . số gam sắt = 1,68g , số gam oxi cần dùng = 0,64g

b. số gam KMnO4 = 6,32g

Bài tập 5: Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:

a. Sắt(III) oxit             b. Thủy ngân(II) oxit              c. Chì (II) oxit

Bài tập 6: Khử 48g đồng(II)oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a . Tính số gam đồng kim loại thu được

b . Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng

Đáp án: a. 38,4g Cu    b. 13,44l H2

Bài tập 7: Cho 22,4g Fe tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric

a . Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam

b . Tính thể tích khí hiđro thu được ở (đktc)

Đáp án: a. dư 8,4g Fe  b. 5,6l H2

Bài tập 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, =S, -Br, -NO3

Bài tập 9: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau :

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4

Bài tập 10: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Bài tâp 11: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây :

Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Bài tập 12: Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây :

Đồng(II) clorua, kẽm sunfat, sắt(III)sunfat, magie hidrocacbonat, canxiphotphat, natri hidrophotphat, natri đihidrophotphat

Bài tập 13: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

Đáp án: 21,2g

Bài tập 14: Tính nồng độ mol của 850ml dung dich có hòa tan 20g KNO3.

Đáp án : 0,233mol/l

Bài tập 15: Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g, của đường là 204g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn  và đường ở nhiệt độ trên .     

C. ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ SỐ 1:

I. TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1: Dãy chất nào sau đây là oxitbazơ

A. SO2,CaO, BaO      

B. CO2, CuO, P2O5                

C. CuO, Na2O, K2O              

D. CO2,SO2,P2O5

Câu 2:Chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. KClO3                               

B. H2O                                   

C. H2SO4                               

D.CaCO3

Câu 3: Tên gọi của Al2O3 là ?

A. Nhôm (II)oxit       

B.Nhôm oxit                          

C. Nhôm (III)oxit                  

D.Di nhôm tri oxit

Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

A. Na2O + H2O    →  2NaOH                                  B. CaCO3     →     CaO + CO2

C. Zn + 2HCl   →    ZnCl2 + H2                               D. NaOH + HCl   →   NaCl + H2O  

Câu 5: Dãy những bazơ không tan ?

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2                                         B. Mg(OH)2, Ba(OH)2, Zn(OH)2

C. Fe(OH)3,Al(OH)3, Cu(OH)2,                                D. KOH,  Ba(OH)2, Ca(OH)2

Câu 6: Công thức hóa học của Natrisunfat là?

A. NaSO4                    B. Na2SO4                              C. Na(SO4)2                            D. Na2(SO4)3

Câu 7: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố H và O . Chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là ?

A. 1: 8                         B.  8: 1                                    C. 2: 8                                     D. 1: 16

Câu 8: Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây : Cu(OH)2, Fe(OH)3

A. Cu2O, FeO             B. Cu2O,Fe2O3                       C. CuO, FeO                           D. CuO, Fe2O3

Câu 9: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím sang màu ?

A. Xanh                      B. Tím                                     C. Đỏ                                      D. Trắng

Câu 10: Phân tử ....................gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

A. Bazơ                       B. Axit                                    C. Muối                                   D. Nước

Câu 11: Công thức hóa học của các axit tương ứng với các gốc axit sau :  -HSO4, -Br, =SO3

A. H2SO4, HBr, H2SO3         

B. H3SO4, H2Br, H2SO3        

C. HSO4, HBr, HSO3   

D .H3SO3, HBr, H2SO3

Câu 12: Dãy chất nào sau đây là muối ?

A. HCl, H2SO4, HNO3          

B. NaOH, KOH, KCl            

C. NaCl, K2S, Cu(OH)2   

D .CuCl2, K2S, NaCl

Câu 13: Tên gọi của H2SO3 là 

A. Axitsùnfuric                       B. Axitsunfurơ                        C. HidroSùnfit                D. Hidrosunfat

Câu 14: Công thức hóa học của các hidroxit ứng với các kim loại : Na, Ba, Zn, Mg là?

A. NaOH, BaOH, ZnOH, MgOH                                          

B. NaOH, Ba(OH)2, Zn(OH)2,Mg(OH)2

C. Na(OH)2,Ba(OH),Zn(OH),Mg(OH)2,                              

D. Na(OH)2,Ba(OH)2,Zn(OH),Mg(OH)2,  

Câu 15: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 10g nước có thể hòa tan tối đa 3.6g muối ăn. Để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10g nước ở cùng nhiệt độ ta cần dùng bao nhiêu gam muối ăn ?

A. 3g                                   B. 4g                                       C. 5g                                D, 6g

Câu 16: Dãy những muối tan được trong nước ?

A. CuCl2,BaSO4, MgCl2       

B. CaCO3, NaCl, BaCO3       

C. NaNO3, KCl, NaCl   

D.CaCO3,BaSO4,AgCl

II. TỰ LUẬN (6 điêm)

Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành các phương tình phản ứng sau :

A. H2 + Fe2O3  →              

B. Na + H2O  → 

C. BaO + H2O  → 

D. Zn + HCl   → 

Câu 2: (1 điểm) Tính khối lượng muối NaCl có thể tan trong 500g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36.2g.

Câu 3: (1điểm) Khử 12g Sắt(III)oxit bằng khí Hiđro. Tính thể tích khí H2 (đktc) cần dùng ?

Câu 4: Cho 5.6g sắt tác dụng với 100g dung dịch HCl 14.6%

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính thể tích khí thoát ra (đktc)

c. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

...

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 8 Trường THCS Hoàng Diệu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?