MỘT SỐ DẠNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
A. Một số công thức tính, đơn vị và kí hiệu:
1. Công thức tính số nguyên tử, phân tử:
A = n.N
Trong đó, A: số nguyên tử, phân tử
N = 6.1023: số Avogadro
n: số mol (mol)
2. Công thức tính khối lượng chất:
m = n.M
Trong đó, m: Khối lượng chất (g)
M: Khối lượng mol của chất (g/mol)
n: số mol (mol)
3. Công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): V = n.22,4
Trong đó, V: Thể tích chất khí ở đktc (lít)
n: số mol chất khí ở đktc (mol)
4. Công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện bất kì: n = PV : RT
Trong đó, V: Thể tích chất khí ở đktc (lít)
n: số mol chất khí ở đktc (mol)
P: áp suất (atm)
T= 273 + t0C: Nhiệt độ
R = 22,4 : 273 = 0,082
5. Công thức tính tỉ khối của chất khí: dA/B = MA : MB
Trong đó, dA/B: Tỉ khối của khí A đối với khí B
MA; MB: Khối lượng mol của khí A, B
6. Công thức tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố trong hợp chất AxBy:
%A = (MA.100) : MAxBy
%B = (MB.100) : MAxBy
B. Bài tập:
1. Dạng 1: Áp dụng các công thức để tính toán, chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng:
*Bài giải mẫu: Tính khối lượng của:
a. 0,25 mol CaSO4
b. 3.1023 phân tử Cu2O
c. 6,72 lít khí NH3
Giải:
a. – Khối lượng của 0,25 mol CaSO4: mCaSO4 = 0,25. 136 = 34g
b. – Số mol của 3.1023 phân tử Cu2O: nCu2O = 3.1023 : 6.1023 = 0,5 mol
- Khối lượng của 0,5 mol Cu2O : mCu2O = 0,5.144 = 72g.
c. – Số mol của 6,72 lít khí NH3: nNH3 = 6,72: 22,4 = 0,3mol.
- Khối lượng của 0,3 mol NH3: 0,3.17 = 5,1g
* Bài tập vận dụng:
Bài 1: Tính số mol của các chất sau:
a. 1,8.1025 nguyên tử Au.
b. 4,2.1022 phân tử K2O.
c. 18.1023 phân tử CuSO4.
d. 52,2g Fe3O4.
e. 59,4g khí CO2.
f. 126g AgNO3.
g. 10,08 lít khí SO2 (đktc)
h. 6,72 lít khí O2 (đktc)
i. 13,6 lít khí N2 đktc.
Bài 2: Tính số nguyên tử, phân tử có trong:
a. 0,24 mol Fe.
b. 1,35mol CuO.
c. 2,17mol Zn(OH)2
d. 9,36g C2H2
e. 24g Mg(OH)2.
f. 29g FeS.
g. 8,96 lít khí C2H4 (đktc)
h. 28 lít khí NO (đktc)
i. 5,6 lít khí N2O (đktc)
Bài 3: Tính khối lượng của:
a. 0,17mol C4H10.
b. 0,48mol MgO.
c. 0,25mol Al(OH)3
d. 0,9.1024 phân tử O2.
e. 2,4.1023 phân tử CaO.
f. 4,5.1025 phân tử Cu(OH)2.
g. 3,36 lít khí CO2 (đktc)
h. 2,8 lít khí H2 (đktc)
i. 16,8 lít khí C4H8 (đktc)
Bài 4: Tính thể tích (đktc) của:
a. 0,03 mol khí HCl.
b. 1,45 mol không khí.
c. 0,95 mol khí NO.
d. 9,52g khí H2S.
e. 26,4g khí CH4.
f. 48g khí SO2.
g. 36.1022phân tử khí SO3.
h. 3.1021 phân tử khí N2O4.
i. 9.1025 phân tử khí CO.
Bài 5: Tính khối lượng mol của:
a. 0,25mol chất A nặng 12g.
b. 0,76 mol chất D nặng 81,32g.
c. 2,7.1023 phân tử chất E nặng 35,1g.
d. 2,34.1025 phân tử chất G nặng 9,399g.
e. 12,4 lít khí M (đktc) nặng 15,5g.
f. Tỉ khối của khí N đối với H2 bằng 23.
g. Tỉ khối của khí K đối với không khí bằng 2.
h. Tỉ khối của khí F đối với CH4 bằng 2,7.
Bài 6: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong:
a) 0,4 mol Fe. h) 2,5 mol Cu.
b) 0,25 mol Ag i) 1,25 mol Al.
c) 0,125 mol Hg. k) 0,2 mol O2.
d) 1,25 mol CO2. l) 0,5 mol N2.
Bài 7: Tính số mol của:
a) 1,8 N H2.
c) 2,5 N N2.
b) 3,6 N NaCl.
d) 0,06.1023 C12H12O11.
Bài 8: Tính khối lượng của:
a) 5 mol oxi h) 4.5 mol oxi.
b) 6.1 mol Fe i) 6.8 mol Fe2O3.
c) 1.25 mol S k) 0.3 mol SO2
d) 1.3 mol SO3. l) 0.75 mol Fe3O4;
e) 0,7 mol N m) 0,2 mol Cl
Bài 9: Tính thể tích của ở đktc
a) 2,45 mol N2. f) 3,2 mol O2.
b) 1,45 mol CO2. g) 0,15 mol CO2
c) 0,2 mol NO2; h) 0,02 mol SO2
Bài 10: Tính thể tích khí ở đktc của:
a) 0,5 mol H2 d)0,8 mol O2.
b) 2 mol CO2 e)3 mol CH4.
c) 0,9 mol N2 f)1,5 mol H2.
Bài 11: Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO.
Bài 12: Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2.
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).
b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
Bài 13: Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử)
a)0,25 mol O2
b)27 g H2O
c)28 g N;
d) 50 g CaCO3;
Bài 14: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên.
Bài 15: Một mẩu kim loại sắt có số nguyên tử nhiều gấp 5 lần số nguyên tử của 12,8 g kim loại đồng. Tìm khối lượng của mẩu kim loại sắt trên.
Bài 16: Cần phải lấy bao nhiêu gam NaOH để có số phân tử gấp đôi số phân tử của 7,3 g axit clohidric HCl.
Bài 17: Cho biết số mol nguyên tử hidro có trong 32 g CH4 là bao nhiêu, đồng thời tính thành phần phần trăm khối lượng của hidro trong hợp chất CH4.
Bài 18: Tính tỉ khối của các khí
a) CO với N2.
b) CO2 với O2.
c) N2 với khí H2.
d) CO2 i với N2.
e) H2S với H2.
f) CO với H2S
Bài 19: Tính tỉ khối của các khí đối với không khí:
a) N2.
b) CO2.
c) CO.
d) C2H2.
e) C2H4
f) Cl2
Bài 20: Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2.
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
c) Khí nào nặng nhất?
d) Khí nào nhẹ nhất ?
2. Dạng 2: Tính theo công thức hóa học:
2.1: Tìm % các nguyên tố theo khối lượng.
* Phương pháp giải:
- Tìm khối lượng mol của hợp chất.
- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
- Tính thành phần % mỗi nguyên tố theo công thức: %A = .
* Bài giải mẫu: Tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất: Fe2O3?
- Khối lượng mol của hợp chất: MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 gam.
- Trong 1 mol Fe2O3 có 2 mol Fe và 3 mol O.
- Thành phần % mỗi nguyên tố trong hợp chất:
%Fe = .100% = 70%
%O = .100% = 30%
* Bài tập vận dụng:
Bài 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng Fe cao nhất: FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; Fe(OH)3 ; FeCl2?
Bài 2: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất: NH4NO3; NH4Cl; (NH4)2SO4; KNO3; (NH2)2CO?
Bài 3: Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
a) KOH
b) H2SO4
c) Fe2(CO3)3
d) Zn(OH)2
e) AgNO3
f) Al(NO3)3
g) Ag2O
h)Na2SO4
i) ZnSO4
2.2: Tìm khối lượng nguyên tố trong một khối lượng hợp chất.
* Phương pháp giải:
- Tính số mol của hợp chất.
- Tìm số mol từng nguyên tố trong hợp chất.
- Tính khối lượng từng nguyên tố.
* Bài giải mẫu: Tính khối lượng từng nguyên tố có trong 22,2 gam CaCl2?
- Số mol CaCl2: nCaCl2 = 22,2 : 111 = 0,2mol.
- Số mol từng nguyên tố trong 0,2 mol hợp chất:
nCa = 0,2.1 = 0,2mol
nCl = 0,2.2 = 0,4mol.
- Khối lượng từng nguyên tố:
mCa = 0,2.40 = 8g.
mCl = 0,4.35,5 = 14,2g.
* Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau. Tính khối lượng N đã bón cho rau?
3. Dạng 3: Biết thành phần khối lượng các nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất:
Bài 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất:
a) A gồm 40 % Cu; 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160.
b) B gồm 82,35% N và 17,65% H, biết khối lượng mol của B là 17.
c) C gồm 32,39 % Na; 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.
d) D gồm 36,8 % Fe; 21% S còn lại là O, biết khối lượng mol của D là 152.
e) E gồm 80 % C và 20% H, biết khối lượng mol của B là 30.
f) F gồm 23,8% C; 5,9% H và 70,3% Cl, biết phân tử khối F bằng 50,5.
g) G gồm 40 % C; 6,7%H và 53,3% O, biết phân tử khối G bằng 180.
h) H gồm 39,3% Na và 61,7 % Cl, biết phân tử khối H bằng 35,5.
Bài 2: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25% theo khối lượng còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu?
Bài 3: Hợp chất A có 24,68% K; 34,81% Mn; 40,51%O. Hợp chất A nặng hơn NaNO3 1,86 lần. Xác định công thức hóa học của A.
Bài 4: Xác định công thức hóa học của B, biết trong B chứa 5,88% về khối lượng là H còn lại là của S và B nặng hơn khí hiđro 17 lần.
Bài 5: Hợp chất A có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 82, 35% N và 17,65% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất A, biết tỉ khối của A đối với H2 là 8,5.
Bài 6: Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào?
Bài 7: Một oxit nitơ có công thức NOx và có %N = 30,43%. Tìm công thức của oxit đó.
Bài 8: Oxit đồng có công thức CuxOy và có mCu : mO = 4 : 1. Tìm công thức oxit.
Bài 9: X là oxit của một kim loại M chưa rõ hoá trị. Biết tỉ lệ về khối lượng của M và O bằng 7:3 . Xác định công thức hóa học của X?
Bài 10: Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A.
Bài 11: Một oxit của phi kim (X) có tỉ khối hơi của (X) so với hiđro bằng 22. Tìm công thức (X)
Câu 12: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R.
4. Dạng 4: Tính theo phương trình hóa học:
*Phương pháp:
- Viết và cân bằng PTHH.
- Tính số mol của chất đề bài đã cho.
- Dựa vào PTHH, tìm số mol các chất mà đề bài yêu cầu.
- Tính toán theo yêu cầu của đề bài (khối lượng, thể tích chất khí…)
* Bài giải mẫu: Đốt cháy 24,8g P trong bình đựng khí O2.
a. Lập PTHH cho pư?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành?
c. Tính thể tích khí O2 cần dung ở đktc?
Giải:
a. PTHH: 4P + 5O2 -> 2P2O5
- Số mol P: nP = 24,8 : 31 = 0,8 mol.
b. – Theo PTHH: nP2O5 = nP = .0,8 = 0,4mol
- Khối lượng P2O5 tạo thành: mP2O5 = 0,4. 142 = 56,8g.
c. – Theo PTHH: nO2 = .nP = .0,8 = 1mol.
- Thể tích O2 cần dung: VO2 = 1. 22,4 = 22,4 lít.
* Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho Na tác dụng với nước thấy tạo thành 30,04 lít khí thoát ra (đktc).
a. Viết PTHH?
b. Tính khối lượng khí sinh ra?
c. Tính số nguyên tử và khối lượng Na cần dùng?
d. Tính số phân tử, khối lượng bazơ tạo nên?
Bài 2: Tính thể tích khí Hidro và khí Oxi (đktc) cần thiết để tác dụng với nhau thu được 1,8g nước?
Bài 3: Hòa tan 1,12g Fe trong dung dịch axit sunfuric lấy dư. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí thoát ra ở đktc?
Bài 4: Cho Zn tan hoàn toàn trong dd axit clohidric thu được 5,6 lít khí thoát ra ở đktc.
a. Tính khối lượng Zn và axit tham gia pư?
b. Tính khối lượng muối tạo thành?
Bài 5: Cho 20g NaOH tác dụng với HNO3 dư.
a. Viết PTHH và tính số mol, số phân tử của NaOH đã cho?
b. Tính số mol, khối lượng và số phân tử các chất tạo thành sau pư?
Bài 6: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc.
a. Tìm V
b. Tìm khối lượng của FeCl2 tạo ra sau phản ứng
c. Tìm khối lượng của HCl
Bài 7: Cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với H2SO4.
a. Tìm khối lượng của H2SO4
b. Tìm khối lượng của CuSO4 tạo ra sau phản ứng
Bài 8: Cho 48g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.
a. Tìm khối lượng HCl
b. Tìm khối lượng FeCl3 tạo thành sau phản ứng
Bài 9: Cho 16 g NaOH tác dụng vừa đủ với H2SO4.
a. Tìm khối lượng H2SO4
b. Tìm khối lượng của Na2SO4 tạo thành sau phản ứng
Bài 10: Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2.
a. Tìm thể tích khí CO2 ở đktc
b. Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng
...
Trên đây là phần trích dẫn tài liệu Một số dạng lý thuyết và bài tập về mol, tính toán Hóa học năm 2020 để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!