Bài tập ôn tập phần oxi - ozon nghỉ dịch Covid 2019 môn Hóa hoc 8

BÀI TẬP ÔN TẬP PHẦN OXI – OZON NGHỈ COVID 2019

 

Câu 1: Vị trí của Oxi  trong bảng HTTH là

A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VI A                                            C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA

B. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA                                           D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA

Câu 2:  Oxi và ozon là các dạng thủ hình của nhau vì:

A. chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi

B. đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau.

C. đều có tính oxi hóa.

D. có cùng số proton và nơtron

Câu 3:  chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là

A. tính oxi hóa mạnh.             B. tính khử mạnh.

C. tính oxi hóa yếu.                 D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?

A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại                

 B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim

C. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp 

D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm  người ta điều chế oxi bằng phản ứng hóa học nào dưới đây:

A.  KMnO4  →   K2MnO4 + MnO2 + O2                          B.  2H2O →    2H2 + O2

C.  2KClO3    →    2KCl + 3O2                                      D.  Cả A và C

Câu 6: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?

A. Ozon là một khí độc  

 B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi

C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi

D. Ozon có tính tẩy màu

Câu 7: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ?

A. Cu                        B. Hồ tinh bột.                 C. H2.                          D. Dung dịch KI và hồ tinh bột .

Câu 8:  Cấu  hình electron lớp ngoài cùng của oxi là :

A. 2s22p6                              B. 2s22p4                     C. 3s23p4                                 D. 3s23p6

Câu 9:  Trong các câu sau câu nào sai ?

A. Ôxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.             

B . Ôxi nặng hơn không khí.

C . Ôxi tan nhiều trong nước.                                                    

D . Ôxi chiếm 1/5 thể tích không khí

Câu 10: Oxi không phản ứng trực tiếp với :

A. Crom                        B. Clo                              C. Photpho                              D. Lưu huỳnh

Câu 11:  Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?

A.  CaCO3                          C.(NH4)2SO4                            D. NaHCO3

Câu 12: Chỉ ra phát biểu sai :

A. Oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh.

B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

C. Oxi có số oxi hóa 2 trong mọi hợp chất.

D. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất.

Câu 13: Khi nhiệt phân hoàn toàn m gam mỗi chất sau : KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là :

A. KMnO4.                   B. KNO3.                    C. KClO3.                   D. AgNO3.

Câu 14: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3 (xúc tác là MnO2), NaNO3, H2­O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ

A. KMnO4­.                B. KClO3.                   C. NaNO2.                   D. H2O2.

Câu 15: Mỗi ngày mỗi người cần bao nhiêu m3 không khí để thở ?

A. 10 – 20.                  B. 20 – 30.                  C. 30 –  40.                 D. 40 –  50.

Câu 16: Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất

A. để làm nhiên liệu tên lửa.                           B. để luyện thép.

C. trong công nghiệp hoá chất.                       D. để hàn, cắt kim loại.

Câu 17: Oxi sử dụng trong công nghiệp luyện thép chiếm bao nhiêu % lượng oxi sản xuất ra ?

A.  5%.                        B. 10%.                       C. 25%.                       D. 55%.

Câu 18: O3 và O2 là hai dạng thù hình của nhau vì :

A. Cùng cấu tạo từ những nguyên tử oxi.       B. Cùng có tính oxi hóa.   

C. Số lượng nguyên tử khác nhau.                  D. Cả 3 điều trên.

Câu 19: Chỉ ra nội dung đúng :

A. Ở điều kiện thường, O2 không oxi hoá được Ag nhưng O3 oxi hoá được Ag thành Ag2O.

B. O3 tan trong nước nhiều hơn O2 gần 16 lần.

C. O3 oxi hoá được hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt).

D. Cả ba điều trên.

Câu 20: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là:

A. Cl2.                         B. SO2.                        C. O3.                          D. H2S.

Câu 21: Cho các khí sau : O2, O3, N2, H2. Chất khí tan nhiều trong nước nhất là :

A. O2.                          B. O3.                          C. 2.                          D. H2.

Câu 22: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 vì :

A. Số lượng nguyên tử nhiều hơn.                   B. Phân tử bền vững hơn.  

C. Khi phân hủy cho O nguyên tử.                  D. Có liên kết cho nhận.

Câu 23: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và tinh bột thấy xuất hiện màu xanh vì xảy ra                 

A. Sự oxi hóa ozon.                                        B. Sự oxi hóa kali.     

C. Sự oxi hóa iotua.                                        D. Sự oxi hóa tinh bột.

Câu 24: Chỉ ra phương trình hóa học đúng :

A. 4Ag  +  O2   →   2Ag2O          

B. 6Ag  +  O3  →  3Ag2O

C. 2Ag  +  O3  → Ag2O  +  O2      

D. 2Ag  +  2O2  → Ag2O  +  O2

Câu 25: Hiện tượng quan sát được khi sục khí ozon vào dung dịch kali iotua :

A. Nếu nhúng giấy quỳ tím vào thì giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

B. Nếu nhúng giấy tẩm hồ tinh bột vào thì giấy chuyển sang màu xanh.

C. Có khí không màu, không mùi thoát ra.

D. Cả A, B và C.

Câu 26: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi ?

(1) O3 + Ag                                           (2) O3 +  KI + H2O           

(3) O3 + Fe                                          (4) O3 + CH4

A. 1, 2.                                    B. 2, 3.                                    C. 2, 4.                                    D. 3, 4.

Câu 27: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.                             B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

C. Sát trùng nước sinh hoạt.                               D. Chữa sâu răng.

Câu 28. Khi cho 20 lít khí oxi đi qua máy tạo ozon, có 9% thể tích oxi chuyển thành ozon. Hỏi thể tích khí bị giảm bao nhiêu lít? (các điều kiện khác không thay đổi)           

A. 2 lít                B. 0,9 lít              C. 0,18 lít               D. 0,6 lít

Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phân tử H2O2?

A. Là chất oxi hoá

B. Là chất khử

C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử

Câu 30.  Ở phản ứng nào sau đây H2O2 vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử?

A. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH           

B. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2

C. 2H2O2 → 2H2O + O2

D. H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3

Câu 31. Cho nổ hỗn hợp gồm 2ml hiđro và 6ml oxi trong bình kín. Hỏi sau khi nổ, đưa bình về  nhiệt độ phòng, nếu giữ nguyên áp suất ban đầu, trong bình còn khí nào với thể tích bằng bao nhiêu?

A. 4ml O2                       B. 2ml O2                C. 1ml H2                         D. 5ml O2

Câu 32. Nếu 1gam oxi có thể tích 1 lít ở áp suất 1atm thì nhiệt độ bằng bao nhiêu?

A. 35oC                            B. 48oC                   

C. 117oC                         D. 120oC

Câu 33.Cặp chất nào sau đây có phần trăm khối lượng đồng như nhau?

A. Cu2S và Cu2O                      B. CuS và CuO

C. Cu2S và CuO                        D. Không có cặp nào.

Câu 34. Dùng 300 tấn quặng pirit (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất axit H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng axit H2SO4 98% thu được là

A. 320 tấn             B. 335 tấn         C. 350 tấn               D. 360 tấn

Câu 35.  Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml  dung dịch NaOH 25% (D= 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là

A. 47, 92%             B. 42, 96%       C. 42,69%                D. 24,97%

Câu 36. Cho sơ đồ của phản ứng

H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4

Hệ số của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?

A. 3, 2, 5         B. 5, 2, 3               C. 2, 2, 5                  D. 5, 2, 4

Câu 37. Cho các chất và ion sau Cl-, Na2S, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, , , , Na, Cu. Dãy chất và ion nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá?

A. Cl-, Na2S, NO2, Fe2+                            B. NO2, Fe2+, SO2, Fe3+,

C. Na2S, Na2S, , NO2                               D. Cl-, Na2S, Na, Cu

Câu 38. Dãy chất và ion nào sau đây chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học?

A. H2S và Cl-                                        B. NH3 và I-

C. Na và S2-                                          D. Fe2+ và Cl-

Câu 39. Tính chất đặc biệt của dd H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dd H2SO4 loãng không tác dụng?

A. BaCl2, NaOH, Zn                B. NH3, MgO, Ba(OH)2

C. Fe, Al, Ni                            D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ)

Câu 40. Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H2­SO4 0,5mol/L, phản ứng vừa đủ. % khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

A.  57%                  B. 62%                   C. 69%                     D. 73%

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập ôn tập phần oxi - ozon nghỉ dịch Covid 2019 môn Hóa hoc 8, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu khác tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?