ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN GDCD LỚP 6
I. TRẮC NGHIỆM:
*Nhận biết:
Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao
thông?
a/ Đường hẹp và xấu.
b/ Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về đi đường.
c/ Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
d/ Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm.
Câu 2. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước?
a/ Nơi sinh sống.
b/ Trang phục.
c/ Ngôn ngữ.
d/ Quốc tịch.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào những chỗ trống trong các câu sau:
“ Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm……..và………Không ai được……..
hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại”.
Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.
“Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui
định của pháp luật”.
Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:
a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….
b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của
mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...
Câu 6.Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:
a. Công dân từ 6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………
b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….
chỗ ở của mình.
Câu 7. Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?
a/ Vận động trẻ em đến trường.
b/ Tổ chức cho trẻ em lao động trong nhà máy.
c/ Làm giấy khai sinh cho trẻ em.
d/ Tổ chức cho trẻ em tham gia các câu lạc bộ.
*Thông hiểu:
Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày tháng năm nào?
a/ 20/ 10/1989 ; b/ 20/ 11/ 1989 ; c/ 20/ 11/ 1990 ; d/ 20/ 10/ 1990
Câu 2: Quốc tịch là:
a/ Công dân nước ngoài.
b/ Công dân nước Việt Nam.
c/ Căn cứ xác định công dân của một nước.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Hãy kết nối nội dung ở cột A sao cho tương ứng với nội dung ở cột B.
Cột A | Cột B | Trả lời |
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. | a. Quyền được pháp luật bảo hộ về về về tính mạng, thân thể. | 1+ |
2. Người đi bộ đi sát mép đường. | b. Công dân nước Cộng hòa xã hôị chủ nghĩa Việt Nam. | 2+ |
3. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. | c.Quyền và nghĩa vụ học tập. | 3+ |
4. Trẻ em độ tuổi từ 6 đến 14 có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. | d. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. | 4+ |
Câu 4: Hãy chọn câu trả lời sai: Khi thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình bị
người khác xâm phạm, em sẽ:
a/ Biết phê phán, tố cáo những việc làm sai.
b/ Đấu tranh để tự bảo vệ mình.
c/ Báo cho cơ quan ban ngành có trách nhiệm.
d/ Xông vào đánh lại và chưởi bới.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập?
a/ Trong giờ học, An hay nêu câu hỏi về những điều mà bản thân chưa biết.
b/ Khi gặp bài khó, Hòa thường mang sách giải ra chép cho đỡ mất thời gian suy nghĩ.
b/ Tuấn và Hùng ngồi cạnh nhau, thường xuyên hỏi bài nhau trong giờ kiểm tra.
d/ Lan xin nghỉ tiết thể dục để tập trung thời gian học các môn văn hóa khác.
Câu 6. Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?
a/ Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
b/ Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
c/ Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
d/ Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh dương.
Câu 7. Ở nước ta hiện nay cấp học nào là cấp học bắt buộc mọi người dân phải hoàn thành
trước 15 tuổi.
a/ Cấp mầm non.
b/ Cấp tiểu học.
c/ Cấp trung học cơ sở.
d/ Cấp trung học phổ thông.
*Vận dụng:
Câu 1. Em hãy sắp các bâc học từ thấp đến cao .
Bậc học | Số thứ tự |
1. Trung học phổ thông |
|
2. Đại học |
|
3. Tiểu học |
|
4. Cao học |
|
5. Trung học cơ sở |
|
Câu 2. Hãy nối các quyền ở cột II với nhóm quyền ở cột I sao cho phù hợp.
I | II |
1. Nhóm quyền sống còn. 2. Nhóm quyền bảo vệ. 3. Nhóm quyền phát triển. 4. Nhóm quyền tham gia. | A. Quyền được học tập. |
B. Quyền được chăm sóc sức khỏe. | |
C. Quyền được bày tỏ ý kiến. | |
D. Quyền được đối xử bình đẳng. | |
E.Quyền được nuôi dưỡng. | |
G. Quyền được vui chơi giải trí. | |
H.Quyền được bảo vệ chống lại các hình thức bóc lột. |
Cẩu 3. Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi ý kiến mà em chọn.
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Công dân có quyền không bị xâm phạm về thân thể. |
|
|
B. Công an có thể bắt người nếu nghi ngờ người đó phạm tội. |
|
|
C.Khi bị người khác xâm hại thân thể nên giữ kín, không cho ai biết. |
|
|
D. Nói xấu người khác là vi phạm pháp luật. |
|
|
E. Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. |
|
|
G. Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. |
|
|
Câu 4. Em tán thành hoặc không tán thành với các hành vi, việc làm nào dưới đây?
Hành vi, việc làm |
Tán thành | Không Tán thành |
A. Đi xe đạp hàng ba trên đường làng. |
|
|
B. Đi bộ sát lề đường bên phải. |
|
|
C. Đi xe đạp không buông thả hai tay. |
|
|
D. Tổ chức lớp học nghề miễn phí cho trẻ em lang thang, cơ nhở. |
|
|
E. Dùng roi vọt để giáo dục trẻ em. |
|
|
G. Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ em. |
|
|
Câu 5: Người đi bộ đi đúng luật là:
a/ Đi dưới lòng đường.
b/ Vừa đi vừa đùa giỡn trên đường.
c/ Đi theo tín hiệu giao thông.
d/ Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 6. Hãy đọc các nội dung ở cột (1) và đánh dấu x vào cột (2) hoặc cột (3) mà em cho là đúng.
Nội dung (1) | Quyền (2) | Nghĩa vụ học tập (3) |
a. Được đi học. |
|
|
b. Học hành chăm chỉ. |
|
|
c. Có thể học bất cứ ngành nghề nào. |
|
|
d. Phải tự lực học tập và có phương pháp học tập tốt. |
|
|
e. Học, học nữa, học mãi. |
|
|
g.Học dưới bất cứ hình thức nào. |
|
|
h.Tự học. |
|
|
II. TỰ LUẬN:
*Nhận biết:
Câu 1. Pháp luật Việt Nam qui định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào?
Câu 2. Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Câu 3. Thế nào là công dân? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 4.Hãy nêu những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ?
*Thông hiểu:
Câu1. Quyền của trẻ em được nêu trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành những nhóm quyền nào? Hãy nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyển trẻ em mà em biết?
Câu 2.Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Câu 3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân?
*Vận dụng:
Câu 1. Nghi ngờ An giấu cặp mình, Dũng đã đón đường đánh An.
Theo em, hành vi của Dũng đã vi phạm vào quyền gì của công dân? Trong tình huống này, An có thể có những cách ứng xử nào? Những cách nào là tốt nhất để bảo vệ quyền của mình?
Câu 2.Để trở thành người công dân có ích cho đất nước, em cần rèn luyện như thế nào?
Câu 3.Em sẽ xử lí như thế nào đối với các tình huống sau đây để không vi phạm pháp luật bất khả xâm phạm về chỗ ở?
a/ Con mèo nhà em bị nhà hàng xóm bắt.
b/ Lỡ đá banh vào nhà hàng xóm mà chủ nhà đi vắng.
c// Phát hiện kẻ trộm leo tường vào nhà hàng xóm.
d/ Phát hiện nhà hàng xóm bị cháy trong nhà chỉ có 2 đứa trẻ.
e/ Bố mẹ đi vắng có người lạ đến nói là quen với bố mẹ xin vào nhà đợi.
---(Đáp án chi tiết của đề cương, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Nguyễn Thiếp xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!
Ngoài ra các em có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây: