Lý thuyết ôn tập các kiến thức trọng tâm trong HK1 môn Sinh học 6

ÔN TẬP HỌC KỲ I – SINH HỌC 6

A. TÓM TẮT VỀ CẤU  TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐÃ HỌC Ở CÂY CÓ HOA:

Các cơ quan

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO

CHỨC NĂNG

Rễ

- Gồm 4 miền

- Miền hút có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút

Hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan cho cây

Thân

- Gồm vỏ và trụ giữa

- Trụ giữa gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây

Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây

- Gồm phiến lá và cuống lá

- Phiến lá gồm những tế bào vách mỏng chứanhiều lục lạp mang các hạt diệp lục, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được

- Hấp thụ ánh sáng, khí cacbônic và nước chế tạo chât hữu cơ cho cây.

- Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

Hoa

Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả

B. CẤU TẠO CHỨC NĂNG CÁC CƠ QUAN ĐÃ HỌC:

I. CẤU TẠO, SỰ PHÂN CHIA VÀ LỚN LÊN CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT :

  • Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
  • Quá trình phân chia của tế bào :
  • Tế bào đựơc sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB mới, đó là sự phân  bào
  • Quá trình phân bào:
    • Đầu tiên hình thành 2 nhân
    • Sau đó chất tế bào phân chia
    • Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ →  2 tế bào mới
    • Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ.

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC CƠ QUAN :

1. RỄ :

  • Rễ có 4 miền:
    • Miền trưởng thành  ( gồm các bó mạch ) có chức năng dẫn truyền
    • Miền hút ( có các lông hút ) hấp thụ nước và muối khoáng
    • Miền sinh trưởng ( có các tế bào có khả năng phân chia ) làm cho rễ dài ra
    • Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ
  • Cấu tạo miền hút của rễ:
    • Các bộ phận của miền hút : gồm vỏ và trụ giữa, vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ, trụ giữa gồm bó mạch và ruột 
    • Lớp biều bì: Bảo vệ các bộ phân bên trong rễ
    • Lông hút : Hút nước và muối khoáng hoà tan
    • Thịt vỏ : Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
    • Mạch rây : Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
    • Mạch gỗ : Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
    • Ruột : Chứa chất dự trữ
  • Con đường hút nước và muối khoáng của rễ:
    • Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút.
    • Nước và muối khoáng hoà tan được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ
  • Rễ biến dạng :
    • Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây. Ví dụ : khoai mì, khoai lang
    • Rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : trầu không, tiêu
    • Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí. Ví dụ : bụt mọc, cây bần, cây mắm
    • Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : tầm gửi, dây tơ hồng.

2. THÂN:

Cấu tạo trong của thân non.

  • Thân non gồm hai bộ phận là vỏ và trụ giữa, vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ, trụ giữa gồm bó mạch và ruột   
  • Mỗi bộ phận có chức năng như sau :
    • Biểu bì : Bảo vệ các bộ phận bên trong của thân non
    • Thịt vỏ : Dự trữ chất dinh dưỡng, tham gia quang hợp ( có khả năng chế tạo chất hữu cơ )
    • Mạch rây : Vận chuyển chất hữu cơ từ lá đi nuôi các bộ phận khác của cây.
    • Mạch gỗ : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân lá và các bộ phận khác của cây.
    • Ruột : Chứa chất dự trữ

Các loại thân:

  • Thân đứng :
    • Thân gỗ : cứng, cao, có cành. Ví dụ: cây đa, cây mít, cây cà phê …
    • Thân cột : cứng, cao, không cành. Ví dụ : cây dừa, cây cau, cây cọ …
    • Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cây lúa, cây ngô, cây sả …
  • Thân leo : Leo bằng nhiều cách :
    • Leo bằng thân quấn. Ví dụ : mùng tơi, đậu leo
    • Leo bằng tua cuốn. Ví dụ : đậu Hà Lan, mướp hương
  • Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất. Ví dụ : khoai lang, rau má, thài lài …

3. LÁ:

  • Lá gồm có phiến lá và cuống lá, trên phiến lá có nhiều gân lá
    • Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹp, là phần rộng nhất của lá 
    • Chức năng: Giúp hứng được nhiều ánh sáng để quang hợp.
    • Gân lá : Có 3 kiểu gân lá : gân hình mạng , hình cung và song song
  • Lá có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
    • Lá sắp xếp trên cây theo 3 cách: mọc cách, mọc vòng, mọc đối. Ý nghĩa: Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
    • Lớp biểu bì trong suốt giúp ánh sáng đi vào lá , vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì ( chủ yếu ở mặt dưới lá ) có nhiều lỗ khí giúp  lá trao đổi khí và thoát hơi nước
    • Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng , chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
  • Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất

4. HOA:

  • Hoa gồm các bộ phận : đài, tràng, nhị,  nhụy
  • Đài và tràng bao bọc bên ngoài, tùy loại hoa mà có số cánh hoa và màu sắc khác nhau
  • Nhị gồm : chỉ nhị và bao phấn ( chứa hạt phấn )
  • Nhuỵ gồm : đầu, vòi, bầu nhuỵ trong bầu chứa noãn
  • Nhị là cơ quan sainh sản đực và nhụy là cơ quan sinh sản cái của hoa: Tế bào sinh dục đực chứa trong hạt phấn, tế bào sinh dục cái chứa trong noãn
  • Đài, tràng bảo vệ các bộ phận bên trong của hoa

III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SINH LÍ CỦA CÂY:

{-- Nội dung phần III. một số hoạt động sinh lí của cây của tài liệu Lý thuyết ôn tập các kiến thức trọng tâm trong HK1 môn Sinh học 6 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

IV. VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO ĐỜI SỐNG, SẢN XUẤT:

{-- Nội dung phần IV. vận dụng kiến thức vào đời sống, sản xuất của tài liệu Lý thuyết ôn tập các kiến thức trọng tâm trong HK1 môn Sinh học 6 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập các kiến thức trọng tâm trong HK1 môn Sinh học 6. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?