ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Về kiến thức: Yêu cầu học sinh nắm được các kiến thức cơ bản ở chương trình học kì II gồm: bài 20 của chương III, chương IV và chương V với những nội dung cơ bản sau.
GIAI ĐOẠN | NỘI DUNG CHÍNH |
VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 | - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954). + Âm mưu mới của Pháp- Mĩ. Kế hoạch Nava. + Chủ trương của ta và diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. + Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). + Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. + Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). |
VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 | - Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương: + Tình hình và nhiệm vụ miền Bắc. + Tình hình và nhiệm vụ của miền Nam. + Nhiệm vụ và mối quan hệ của cách mạng hai miền. |
- Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960). + Nguyên nhân dẫn tới phong trào bùng nổ. + Diễn biến của phong trào. + Kết quả và ý nghĩa của phong trào. | |
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960): Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội. | |
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965). + Nhiệm vụ của miền Bắc. + Thành tựu, ý nghĩa mà miền Bắc đạt được khi thực hiện kế hoạch. |
....
II. GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA.
Câu 1. Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là
A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.
Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là
A. thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.
B. đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.
C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Câu 3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là
A. khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.
B. ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.
C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Câu 4. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào
A. ngày 21/11/1975. B. ngày 21/11/1976.
C. ngày 24/6/1976. D. ngày 25/4/1976.
Câu 5. Ở chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?
A. “cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”. B “cả năm 1975 là thời cơ”.
C. “cả năm 1975 là cơ hội khách quan”. D. “cả năm 1975 là cơ hội vàng”.
Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
A. Hiệp định Pari năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 7. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn
A. từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
B. tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.
C. tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.
D. tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 8. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?
A. Bảo vệ vùng giải phóng.
B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
B. quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
C. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D. đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
Câu 10. Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?
A. Chiến thắng Núi Thành. B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. D. Chiến thắng Vạn Tường.
.....
Trên đây là trích dẫn nội dung đề cương ôn thi Lịch sử lớp 12 HK2, để xem thuận tiện cho việc ôn tập và theo dõi nội dung đề cương các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi.net chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong học tốt!