Đề cương ôn thi HK2 môn Địa lý lớp 12 năm 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, ĐBSH, BTB và Vịnh Bắc Bộ.

- ý nghĩa:

+ Vùng giáp ĐBSH và BTB; giáp các nước Lào, Trung Quốc; có cửa ngõ thông ra biển, nằm trên hệ thống đường xuyên Á  thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các nước và các vùng cả đường bộ lẫn đường biển.

+ Nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ chịu tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng này.

+ Có đường biên giới trên đất liền dài (với 2 điểm cực Bắc và điểm cực Tây), đường biên giới trên biển gây nhiều thách thức trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên đất liền và trên biển.

b. Lãnh thổ

- Là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước)

- Gồm 15 tỉnh, chia làm hai tiểu vùng:

+ Tây Bắc: (4 tỉnh) Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

+ Đông Bắc: (11 tỉnh) Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kan, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn.

c. Dân số: Hơn 12 triệu người, chiếm 14,2% số dân cả nước (2006)

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

a. Khoáng sản

* Tiềm năng và hiện trạng

- Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

- Các khoáng sản chính:

+ Khoáng sản nhiên liệu: than, lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, được dùng chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện (Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả…) và xuất khẩu.

+ Khoáng sản nguyên liệu: (tên , nơi phân bố và tình hình khai thác một số khoáng sản chính)

+ Kim loại;

+ phi kim loại

* Khó khăn: việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.

b. Thủy điện

* Tiềm năng: Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, riêng sông Đà gần 6 triệu kW.

* Hiện trạng: nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác.

- Tên các nhà máy thủy điện lớn (đã và đang xây dựng) và công suất.

- Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

* Việc phát triển thủy điện sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhưng cần chú ý đến những thay đổi của môi trường.

3.Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

a. Tiềm năng

- Đất: Phần lớn là đất feralit (ngoài ra còn đất phù sa cổ và đất phù sa)

- Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi.

- TDMNBB có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

b. Hiện trạng             

* Cây công nghiệp:

- Đây là vùng chè lớn nhất cả nước.

- Với các loại chè ngon nổi tiếng như Tân Cương, chè Tuyết, chè San…ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang.

* Cây dược liệu và rau quả

c. Khó khăn

- Khả năng mở rộng diện tích và năng suất còn rất lớn nhưng gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông

- mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

d. Phương hướng

- Phát triển nông nghiệp hàng hóa

- Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất

Nội dung 8: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông, các đảo và quần đảo.

I. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên:

1. Nước ta có vùng biển rộng lớn:

- Diện tích trên 1 triệu km2

- Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Nguồn lợi SV: biển nước ta có độ sâu trung bình, ấm quanh năm, độ muối trung bình 30-330/00. SV biển rất phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao: cá, tôm, mực, cua, đồi mồi, bào ngư…trên các đảo ven bờ NTB có nhiều chim yến.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dọc bờ biển là các cánh đồng muối, cung cấp khoảng 900.000 tấn hàng năm.

+ Titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thuỷ tinh…

+ Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu, khí lớn.

- Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, tạo điều kiện phát triển GTVT biển.

- Phát triển du lịch biển-đảo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

II. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:

1. Đảo và quần đảo:

- Có hơn 4.000 đảo lớn, nhỏ. Trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc.

- Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du.

+ Đây là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là căn cứ để tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển.

2. Các huyện đảo ở nước ta:

- Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh)

- Cát Hải và Bạch Long Vĩ (HP)

- Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Hoàng Sa (Đà Nẵng)

- Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Trường Sa (Khánh Hòa)

- Phú Quý (Bình Thuận)

- Côn Đảo (BRVT)

- Kiên Hải và Phú Quốc (Kiên Giang)

III. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo:

1. Tại sao phải khai thác tổng hợp:

- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao.

- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn.

- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.

........

Trên đây là trích dẫn nội dung đề cương ôn thi Địa lý lớp 12 HK2, để xem thuận tiện cho việc ôn tập và theo dõi nội dung đề cương các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi.net chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?