ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 HÓA 10 NĂM 2018 – 2019
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nhận xét về khí H2S nào sau đây là sai ?
A. là khí không màu, mùi trứng thối và rất độc C. tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2S
B. làm quỳ tím ẩm hóa xanh D. có tính khử mạnh
Câu 2: Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng :
A. nhiệt độ B. nồng độ
C. áp suất D. diện tích bề mặt chất phản ứng
Câu 3: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Có mấy chất trong 4 chất đã cho vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Nước clo hoặc khí clo ẩm có tính tẩy màu (tẩy trắng) vì nguyên nhân là :
A. Clo tác dụng với nước tạo ra HCl có tính tẩy màu B. nước clo chứa HClO có tính oxi hóa mạnh, tẩy màu
C. Clo hấp thụ màu D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Cho hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín : 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) , H < 0. Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hóa học trên ?
A. biến đổi nhiệt độ B. thay đổi áp suất C. chất xúc tác D. thay đổi nồng độ các chất
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không đúng:
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S B. PbS + 2HCl → PbCl2 + H2S
C. H2S + 3H2SO4đ → 4SO2 + 4H2O D. B, C đều sai
Câu 7: Có thể nhận biết khí hiđrôsunfua bằng:
A. Mùi B. Dung dịch Br2 C. Dung dịch Pb(NO3)2 D. A, B, C đều đúng
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4đặc,nóng + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tham gia tạo muối trong PTHH của phản ứng trên là:
A.6 và 3 B. 3 và 6 C. 6 và 6 D. 3 và 3
Câu 9: Cho chuỗi pư: FeS à A à S à ZnS, chất A có thể là:
A. SO2 B. H2S C. H2SO4 D. A, B đều đúng
Câu 10: Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: H2SO4, NaNO3, HCl, Ba(OH)2, thuốc thử đó là:
A. BaCl2 B. HCl C. Quỳ tím D. BaSO4
Câu 11: Yếu tố nào được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: “Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi”
A. Nồng độ B. Áp suất C. Nhiệt độ D. A, B, C đều đúng
Câu 12: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2(k) + O2(k) → 2 SO3 (k) < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B. Giảm áp suất chất khí
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Tăng nồng độ của O2
Câu 13: Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit:
A. HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4 B. HClO2 > HClO3 > HClO4 > HClO
C. HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO D. Kết quả khác
Câu 14: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đậm đặc trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra do:
A. HCl phân hủy tạo ra H2 , Cl2 B. HCl dễ bay hơi
C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa
Câu 15: Cặp khí nào trong số các cặp khí sau có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp ?
A. H2S và O2 B. HI và Cl2 C. O3 và HI D. O2 và F2
Câu 16: Cho chuỗi pư: FeS + O2 → X(r) + Y(k); Y + Br2 + H2O → HBr + Z
X, Y , Z lần lượt là:
A. FeO, SO2 , H2SO4 B. Fe2O3, SO2, H2SO4
C. Fe2O3, H2S, H2SO4 D. B, C đều đúng
Câu 17: Ống nghiệm (1) chứa 2 ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2 ml dung dịch H2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axít trên thì thể tích khí hiđro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là v1 và v2 đo ở cùng một điều kiện. So sánh v1 và v2 ta có:
A. v1 > v2 B. v1 = v2 C. v1 < v2 D. Không so sánh được
Câu 18: Axit có tính khử mạnh nhất trong dãy HF, HCl, HBr, HI là:
A. HI B. HCl C. HBr D. HF
Câu 19: Khi cho AlCl3 và dung dịch Na2S, hiện tượng xảy ra là :
A. Có kết tủa Al2S3 B. Có kết tủa sau đó tan
C. Có kết tủa Al(OH)3 D. Không có hiện tượng gì.
Câu 20: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là:
A. Quì tím B. Quì tím và dung dịch BaCl2
C. Dung dịch BaCl2 D. Tất cả đều được.
---(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết từ câu 21 đến câu 80 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
II. TỰ LUẬN
1. Chuỗi phản ứng
Câu 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
\(Fe{S_2}\mathop \to \limits^{\left( 1 \right)} S{O_2}\mathop \to \limits^{\left( 2 \right)} S\mathop \to \limits^{\left( 3 \right)} {H_2}S\mathop \to \limits^{\left( 4 \right)} {H_2}S{O_4}\mathop \to \limits^{\left( 5 \right)} S{O_2}\mathop \to \limits^{\left( 6 \right)} HCl\mathop \to \limits^{\left( 7 \right)} C{l_2}\mathop \to \limits^{\left( 8 \right)} NaClO\)
Câu 2: Thực hiện chuỗi phương trình phản ứng sau:
KClO3 → O2 → S → SO2 → H2SO4 → Fe2(SO4)3
S → H2S → H2SO4 → CO2
Câu 3: Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau ( mỗi mũi tên là một phương trình)
KClO3 O2 SO2 Na2SO3 NaCl Cl2 Nước Javen
Câu 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện nếu có)
FeS H2S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4
Câu 5: Cho sơ đồ của ba phản ứng: FeS2 SO2 SO3 H2SO4
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn sơ đồ trên (ghi rõ điều kiện).
b. Tính khối lượng FeS2 cần để điều chế 50gam dung dịch H2SO4 49%.
c. Nếu hấp thụ toàn bộ khí SO2 tạo thành từ phản ứng (1) bằng 300 ml dung dịch NaOH 1M thì khối lượng muối tạo thành sau phản ứng bằng bao nhiêu?
2. Nhận biết
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau:
a. H2SO4, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.
b. H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4.
c. H2SO4, NaBr, HCl, NaNO3.
d. Ba(OH)2, NaOH, HCl, Na2SO4.
e. NaF, NaCl, NaI, NaBr.
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau:
a. Cl2, HCl, O2.
b. CO2, SO2, O2.
3. Bài toán
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn vào dd HCl (loãng, dư ) thu được 4,48 lit khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên vào m gam dd H2SO4 98% , vừa đủ , đun nóng thu được 5,6 lít SO2 duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn .
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ?
b. Tính m gam dd H2SO4 98% đã dùng
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam kim loại M vào dung dịch HCl đặc, dư thu được 13,44 lit khí H2 ở đktc .Xác định tên kim loại M.
Câu 3: Cho 28,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và Ag phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Dẫn lượng khí SO2 ở trên qua dung dịch Brom dư, sau đó nhỏ tiếp BaCl2 đến dư vào dung dịch. Tính khối lượng kết tủa thu được.
c. Có một loại quặng pyrit chứa 90 % FeS2. Để điều chế H2SO4 đủ để tác dụng với hỗn hợp A thì khối lượng quặng pyrit trên là bao nhiêu. Biết hiệu suất quá trình điều chế H2SO4 là 85 %.
Câu 4: Cho 4160 g dung dịch BaCl2 10% vào 500 g dung dịch H2SO4 thu đươc kết tủa A và dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B cần 4 lit dung dịch KOH 1M.
a. Tính khối lượng kết tủa A.
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 trên.
c. Viết sơ đồ và tính khối lượng quặng pirit sắt FeS2 để điều chế lượng H2SO4 trên, biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
Câu 5: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaCl.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa. (Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng).
Câu 6: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch X chứa m gam muối và V lít khí H2 (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xẩy ra
b) Tính V, m.
Câu 7: Khi đun nóng 25,28 gam kali pemanganat thu được 23,52 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư ?
Câu 8: Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng khí không màu thu được là 2,24 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 4,48 lit (đktc).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra
b.Tính m gam.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc).
a. viết phương trình phản ứng xảy ra ?
b. xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ?
c. Dẫn toàn bộ lượng SO2 thu được ở trên lội qua dung dịch MOH ( M là kim loại kiềm) thì thu được 43,8 gam hỗn hợp hai muối khan. Xác định kim loại M ?
Câu 10: Sục 3,36 lít SO2 (đktc) vào 240ml dung dịch NaOH 1M thu được dd chứa m gam muối. Tìm m ?
Câu 11: Hòa tan 1,5g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dd HCl dư thì thu được 5,6lít khí (đkc) và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,24lít khí (đkc).
Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm 14,4 gam Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 6,4 g SO2.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính thành phần phần trăm mỗi kim loại có trong hỗn hợp X
c. Cho toàn bộ khí SO2 thu được ở trên vào 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng muối thu được?
---(Để xem nội dung phần tự luận của đề cương ôn tập môn Hóa học 10 vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.