ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM 2020 -2021
I. Phần Văn bản
1. Văn bản văn xuôi:
Học sinh cần:
- Nắm chắc đặc trưng thể loại của văn bản truyện kí hiện đại.
- Biết tóm tắt nội dung văn bản.
- Viết văn đoạn văn cảm thụ về nội dung, một chi tiết, một đặc điểm , phẩm chất của nhân vật,...trong văn bản.
2. Văn bản thơ:
Học sinh cần:
- Học thuộc lòng.
- Nắm được đại ý, nội dung của từng khổ thơ, những nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Cần trả lời câu hỏi có đầu có cuối, lấy nội dung câu hỏi làm lời dẫn của câu trả lời.
II. Phần Tiếng Việt
1. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những trường từ khác biệt nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
2. Từ tượng hình, tượng thanh
a. Khái niệm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người.
b. Tác dụng:
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao.
- Thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự.
3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
a. Khái niệm:
- Từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
b. Những lưu ý khi sử dụng:
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ ở hai tầng lớp này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, chỉ sử dụng khi cần thiết.
4. Trợ từ, thán từ
a. Trợ từ:
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay,...
--- Để xem tiếp nội dung Phần Tiếng Việt của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---
III. Phần Tập làm văn
1. Nêu suy nghĩ, cảm nhận về một đặc điểm, phẩm chất hoặc tính cách của nhân vật. Đề bài có thể ra như sau.
a. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng của Lão Hạc.
- Đề 2: Nêu cảm nhận của em về lòng yêu thương con của Lão Hạc.
b. Tức nước võ bờ (Trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố
- Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về sức sống mãnh liệt tiềm tàng, tinh thần phản kháng của chị Dậu.
- Đề 2: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương chồng con của Chị Dậu.
c. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
- Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
- Đề 2: Nêu suy nghĩ của em về lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
d. Tôi đi học của Nguyên Hồng
- Nêu suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường.
2. Suy nghĩ về 1 sự việc hiện tượng trong đời sống
- Suy nghĩ về tác hại của bao bì ni lông.
- Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá.
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
- Suy nghĩ về lợi ích của việc đi bộ.
3. Dẫn chứng một số tác phẩm cụ thể
a. Truyện ngắn Lão Hạc
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,... Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng.
- Nhân vật Lão Hạc: Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý:
+ Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu: Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão...Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nỗi đau đớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
--- Để xem tiếp nội dung Phần Tập làm văn của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.