Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - Trường THCS Trần Văn Ơn

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

 

A. KIẾN THỨC CHUNG

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi

3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

4. Vượt thác – Võ Quảng

5. Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê

6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Phó từ (Khái niệm, phân loại)

2. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng)

3. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng)

4. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng)

5. Hoán dụ (Khái niệm, các kiểu hoán dụ, tác dụng)

6. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

---Để xem đầy đủ phần kiến thức chung của đề cương các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

 

B. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

- Giá trị nội dung

• Bức chân dung tự họa của Dế Mèn còn là biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự nông nổi xốc nổi của bản thân khi chưa thực sự trưởng thành.

• Từ sai lầm của Dế Mèn chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình: phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm hại những người khác.

- Giá trị nghệ thuật

• Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…

• Cách kể chuyện hấp dẫn theo ngôi thứ nhất, vốn ngôn từ phong phú, sinh động, lối nói dân dã “nghèo sức quá” “nói thẳng thừng” …

• Miêu tả tài tình, mượn câu chuyện về loài vật để gửi gắm bài học loài người.

2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi

- Giá trị nội dung: Đoàn Giỏi đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

- Giá trị nghệ thuật:

• Ngôi kể chuyện thứ nhất xưng "tôi" giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.

• Vận dụng linh hoạt mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

• Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh... nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

- Giá trị nội dung: Vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương và sự thức tỉnh của người anh nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân những bài học ý nghĩa:

• Lòng nhỏ nhen, ích kỉ, ghen tị, đố kị là một thói xấu cần loại bỏ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt trước mỗi thành công hay tài năng của người khác, ta cần có cách ứng xử đúng đắn để nhận được sự trân trọng và niềm hạnh phúc chân thật.

• Lòng nhân hậu và sự độ lượng của người khác cũng là một liều thuốc tinh thần quý giá giúp chúng ta tự nhận thức được những thiếu sót của bản thân và tự biết vươn lên hoàn thiện nhân cách.

- Giá trị nghệ thuật:

• Ngôi kể thứ nhất → giọng điệu hồn nhiên, chân thực.

• Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả.

4. Vượt thác – Võ Quảng

- Giá trị nội dung: Từ hành trình vượt thác gian nan, tác giã đã khắc họa ra bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát. Nhưng rồi dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh con người nổi bật trong khung cảnh sông nước khắc nghiệt từ đó ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng, khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư.

⇒ Trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung.

- Giá trị nghệ thuật:

• Nghệ thuật miêu tả kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, cách thay đổi điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động, trí tưởng tượng phong phú,….

• Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người.

5. Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê

- Giá trị nội dung: Buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất An-dát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.

- Giá trị nghệ thuật:

• Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

• Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.

• Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ

- Giá trị nội dung: Qua bài thơ ta không chỉ thấy tấm lòng yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác. Mà còn thấy được chân dung sáng ngời của vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng quan tâm, yêu thương sâu sắc nhân dân, bộ đội.

- Giá trị nghệ thuật:

• Thể thơ năm chữ, cách gieo vần phù hợp với lối tự sự, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, kể và biểu cảm.

• Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh, kết hợp với nhiều từ láy, từ tượng hình.

• Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

Phần II: Tiếng Việt

1. Phó từ

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Phó từ gồm có hai loại lớn:

• Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

• Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

2. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng)

- So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

• Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)

• Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).

• Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

• Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)

- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

- Có hai kiểu so sánh:

• So sánh ngang bằng.

• So sánh không ngang bằng.

- Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

3. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng)

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

---Để xem đầy đủ phần đề cương chi tiết các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 của trường THCS Trần Văn Ơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?