TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác dụng của câu trần thuật đơn?
A. Dùng để miêu tả cảnh hoặc tả người.
B. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
C. Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến.
D. Dùng để đặt nhan đề cho một tác phẩm văn học.
Câu 2: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
B. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
C. Tre còn là nguồn vui nhất của tuổi thơ.
D. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.
Câu 3: Có mấy kiểu hoán dụ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Câu thơ “Cây lá hả hê” dùng kiểu nhân hóa nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
D. Không dùng kiểu nào.
Câu 5: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
A. Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng.
D. Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Câu 6: Chủ ngữ của câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” là:
A.Gậy tre, chông tre
B. Gậy tre
C. Chông tre
D. Sắt, thép
Câu 7: Nếu viết “Để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển dòng” thì câu văn mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu trạng ngữ
Câu 8. Câu nào sau đây có dùng phó từ?
A.Bác vẫn ngồi đinh ninh.
B.Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
C. Bác thương đoàn dân công.
D. Bác là Hồ Chí Minh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4 điểm): Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa. Có mấy kiểu nhân hóa?
Câu 2 (6 điểm): Hãy viết đoạn văn miêu tả một đồ dùng học tập của em, trong đó có sử dụng phép nhân hóa.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
- Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ví dụ:...Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
- Có ba kiểu nhóm nhân hóa thường gặp:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ họat động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu 2: Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu:
- Nội dung:
+ Mở đoạn: Giới thiệu đồ dùng học tập mà mình miêu tả (có thể là cây bút, thước, com-pa, chiếc cặp).
+ Thân đoạn: Miêu tả hình dáng, kích thước, công dụng của đồ dùng học tập; suy nghĩ, tình cảm của em về đồ dùng ấy.
+ Kết đoạn: Ấn tượng chung về đồ dùng học tập.
---(Để xem tiếp đáp của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 1, 2:
…Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng ; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
(Con Rồng cháu Tiên)
Câu 1. Các từ hồng hào, đẹp đẽ, khôi ngô, khỏe mạnh trong đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Trong các từ đó, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép ? (2,0 điểm)
Câu 2. Nêu nhận xét về các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn văn trên. (2,0 điểm)
Câu 3. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc tranh luận giữa 3 phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô. (6,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (1,0 điểm)
- Các từ hồng hào, đẹp đẽ, khôi ngô, khoẻ mạnh trong đoạn văn nhằm diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo của con Rồng cháu Tiên qua đó thể hiện niềm tự hào về nòi giống cao quý, về tổ tiên của dân tộc ta.
- Các từ láy : hồng hào, đẹp đẽ.
- Các từ ghép : khoẻ mạnh, khôi ngô.
---(Nội dung chi tiết đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Hai truyện "Bài học đường đời đầu tiên” và "Bức tranh của em gái tôi” có gì giống nhau về ngồi kể và thứ tự kể?
A. Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian.
B. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể sự việc.
C. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc.
Câu 2: Chi tiết nào không thể hiện được sự hùng vĩ của “Sông nước Cà Mau”?
A. Rộng hơn ngàn thước.
B. Hai bên bờ mọc toàn cây mái giầm.
C. Nước ầm ầm đố ra biển ngày đêm như thác.
D. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 3: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế choắt nói với Dế mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 4. Vì sao người anh trong “Bức tranh của em gái tôi” thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái vẽ mình xấu quá.
B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường.
C. Em gái đã vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.
D. Em gái đã vẽ sai mình.
Câu 5. Hai cách so sánh: “như một pho tượng đồng đúc”, “như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” về dượng Hương Thư trong bài “Vượt thác” cho thấy nhân vật là người như thế nào?
A. Khỏe mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng.
B. Mạnh mẽ, không sợ gian khổ.
C. Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác.
D. Chậm chạp nhưng mạnh khỏe khó ai địch được.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (5 điểm)
Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được tác giả miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như vậy của tác giả đâ gây ấn tượng gì cho người đọc?
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của lời thơ trong đoạn thơ sau:
“Anh vội vàng nằng nặc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!"
(Đêm nay Bác không ngủ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2 điểm)
Gợi ý :Thầy Ha-men được miêu tả ở nhiều phương diện:
- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu...
- Thái độ đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng...
- Lời nói về việc học tiếng Pháp: “....tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó...”.
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”.
* Các chi tiết miêu tả về thầy Ha-men đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thầy yêu nghề, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !