Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Âu Lạc

TRƯỜNG THCS ÂU LẠC

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (5 điểm)

Nhận xét về sự đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 2 (5 điểm)

Sự hi sinh của nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (5 điểm)

- Nội dung: Bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, cảm phục của người chiến sĩ, cũng là của mọi người đối với Bác Hồ kính yêu.

- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lời thơ giản dị, chân thành với nhiều từ láy, gợi hình, gợi cảm, được tổ chức theo vần, điệu nghe âm vang dễ thuộc, dễ nhớ. Tác giả sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ thể  hiện hình ảnh vừa vĩ đại vừa gần gũi của Bác.

Câu 2 (5 điểm) Các ý cần có:

- Sự hi sinh của Lượm gợi cho em tình cảm vừa xót thương, vừa cảm phục.

- Đó là một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2 điểm)

Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng).

Câu 2 (3 điểm)

Khi được tin Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, tác giả đã thay đổi cách xưng gọi như thế nào? Vì sao?

Câu 3 (5 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Dế mèn trong bài “Bài học đường đời dầu tiền” (Tô Hoài).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2 điểm)

- Giá trị nội dung:

+ Miêu tả cụ thể, sinh động cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn.

+ Ngợi ca sức mạnh lao động của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.

-> Tác giả thể  hiện tình cảm yêu quý, cảm phục đối với cảnh đẹp và con người của quê hương.

- Đặc sắc nghệ thuật.

+ Nghệ thuật đặc tả cảnh đã tạo cho bài văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Tài quan sát tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng mạnh mẽ.

+ Các thủ pháp so sánh, nhân hóa -> Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống.

+ Sử dụng nhiều điểm nhìn (trực tiếp, di động) giúp cho nhà văn quan sát rộng, miêu tả cụ thể.

Câu 2 (3 điểm)

- Nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã hai lần gọi Lượm là “đồng chí”; “Chú đồng chí nhỏ”

- Cách gọi như vậy vừa chân tình vừa trân trọng.

- Tác giả coi Lượm như một người bạn, người đồng chí chiến đấu.

Câu 3 (5 điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, một nhà văn được các bạn thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Chương một của truyện chính là tác phẩm “Bài học học đường đời đầu tiên”, chuyện đã khắc họa rất rõ nhân vật Dế Mèn và bài học sâu sắc mà Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt.

---(Để xem tiếp đáp án câu 3 của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm)

Chép thuộc lòng hai khổ cuối của bài thơ “Lượm” (Tố Hữu).

Theo em, việc tác giả kết thúc bài thơ bằng cách lặp lại hai khổ thơ mở' đầu có ý nghĩa gi?

Câu 2 (2 điểm)

Viết đoạn văn tóm tắt cuộc vượt thác của dượng Hương Thư trong “Vượt thác” (Võ Quảng).

Câu 3 (5 điểm)

Đọc văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: đó là một kiểu văn bản miêu tả mẫu mực. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm)

a.  Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối:

-  Đúng số dòng.

-  Không sai từ ngữ chính tả.

b. Việc lặp lại hai khổ thơ đầu ở phần kết thúc bài thơ có những ý nghĩa:

- Tái hiện lại hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống. Lượm trở thành tượng đài bất tử, sống mãi với cuộc đời.

- Thể hiện ước vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không còn chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên và hạnh phúc.

- Việc lặp lại những lời thơ mở đầu không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hòa bình của tác giả.

- Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Câu 2. (2 điểm) Đoạn văn tóm tắt phải đảm bảo hai yêu cầu:

- Nội dung:

+ Dượng Hương Thư lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to đầy khó khăn, nguy hiểm.

+ Dượng Hương Thư được miêu tả giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dượng Hương Thư là một người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó.

---(Nội dung đáp án chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (3 điểm): Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ?

Câu 2 (7 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 6 câu) kể lại cái chết của Dế choắt, có sử dụng ít nhất một phó từ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (3 điểm)

- Trình bày khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bố sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Ví dụ: rất, quá, lắm, dã, cũng, vẫn,...

- Có hai loại phó từ thường dùng:

+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ.

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ.

- Chức năng: Bổ sung ý nghĩa cho sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2 (7 điểm). Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

* Nội dung:

- Mở đoạn (1-2 câu): Giới thiệu khái quát về Dế choắt.

- Thân đoạn (3 - 4 câu):

+ Kể cái chết của Dế choắt.

+ Nguyên nhân gây ra cái chết của Dế choắt.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Thế nào là truyện tưởng tượng? (3,0 điểm)

Câu 2. Cho đề bài sau : (7,0 điểm)

Hãy đóng vai vợ ông lão đánh cá trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng kể tiếp phần kết của câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu).

Đề bài trên có thuộc kiểu bài kể chuyện tưởng tượng không? Vì sao?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (3,0 điểm)

Cần nêu được những ý chính về khái niệm truyện tưởng tượng :

+ Do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

+ Tưởng tượng không có nghĩa là bịa đặt tuỳ tiện mà vẫn phải dựa trên những cơ sở nhất định. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

Câu 2. (7,0 điểm)

- Đề bài đã cho thuộc kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.

- Lí do:

+ Để kể tiếp phần kết của câu chuyện, HS phải tự hình dung, tưởng tượng hững sự kiện, chi tiết sẽ diễn ra.

+ Những chi tiết này không có trong sách vở và trong thực tế nhưng phải thể iện được một ý nghĩa nào đó (ví dụ : sự ăn năn hối lỗi của bà vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Âu Lạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?