Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Tánh Linh

TRƯỜNG THCS TÁNH LINH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

a. Cô Tô

b. Sông nước Cà Mau

c. Vượt thác

d. Lòng yêu nước

2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

a. Vế A

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B

3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:

a. Thánh Gióng

b. Cưỡi ngựa sắt

c. Vung roi sắt

d. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?

a. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

c. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

d. Trẻ em như búp trên cành

6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a. Câu đinh nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (2đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là :

a. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện

b. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ

c. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ

d. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện

2. Đoạn trích Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?

a. Cảnh vượt thác

b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ

c. Cảnh dòng sông theo hành trình của con người

d. Vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh của con người trong chịnh phục thiên nhiên

3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết

c. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

d. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

4. Phép tu từ nhân hóa trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là kiểu nhân hóa gì gì?

a. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. (4đ)

Câu 2. Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? (6đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

1. B

2. D

3. D

4. A

II. Phần tự luận

Câu 1:

  • Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa. (0.5đ)
  • Tác dụng: hình ảnh Dế Mèn hiện lên sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm. (0.5đ)

---(Để xem tiếp đáp phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử giúp em nhận ra cầu Long Biên có những đặc điểm gì nổi bật ? (1,0 điểm)

Câu 2. Văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử được chia thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của từng đoạn. (1,0 điểm)

Câu 3. Qua văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, tác giả đã đặt ra những vấn đề gì ? (2,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra tác dụng của một số phép tu từ mà tác giả đã dùng trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. (3,0 điểm)

Câu 5. Tác giả đã sử dụng những chi tiết nào để miêu tả vẻ đẹp của động Phong Nha ? (1,0 điểm)

Câu 6. Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản đọan 1? Phong Nha. (2,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (1,0 điểm)

Liệt kê được một số chi tiết có trong văn bản miêu tả đặc điểm của cầu Long Biên :

- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, thuộc địa phận Hà Nội, được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1902 do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế.

- Lúc đầu cầu mang tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đu-me, năm 1945 cầu được đổi tên là cầu Long Biên.

- Chiều dài của cầu là 2290m, gồm phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn, nặng tới 17 nghìn tấn.

- Cầu có một tuyến đường sắt chạy ở giữa, hai bên là đường ô tô và hành lang, ngoài cùng là đường dành cho người đi bộ.

---(Nội dung chi tiết đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5 điểm)

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Câu 2 (5 điểm)

So sánh để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Lấy ví dụ minh họa.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nhân dân ta đã so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, là một ngọn núi rất cao, và so sánh nghĩa mẹ với “nước trong nguồn chảy ra”, nguồn nước không bao giờ cạn được. Qua đó cho thấy công ơn của cha mẹ vô cùng to lớn. Vì vậy chúng ta phải biết sống tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Câu 2.

* Giống nhau:

- Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

- Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi.

B. Cỏ già rung tai.

C. Kiến hành quân đầy đường.

D. Bố em đi cày về.

Câu 2: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ấn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 3: Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.

A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 4: Trong câu:”Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy núi trường thành vô tận" có sử dụng phép:

A. Hoán dụ 

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

Câu 5: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. Hai kiểu

B. Ba kiểu

C. Bốn kiểu

D. Năm kiểu

Câu 6: Hai câu thơ:

Ngôi nhà như nhỏ lại

Lớn lên với trời xanh

Là loại so sánh nào?

A. Người với người

B. Vật với vật

C. Vật với người

D. Cái cụ thể với cái trừu tượng

Câu 7: Câu trần thuật có từ “là” sau đây thuộc kiểu câu nào?

Quê hương là chùm khế ngọt

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Tánh Linh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?