Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Diên Hồng

TRƯỜNG THCS DIÊN HỒNG

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Tác phẩm Sông nước Cà Mau do ai sáng tác?

A. Đoàn Giỏi

B. Tố Hữu

C. Trần Đăng Khoa

D. Nguyễn Duy

Câu 2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích’

Nhảy trên đường vàng…”

(Lượm - Tố Hữu)

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3. Đâu không phải là tâm trạng của người anh trong “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Thất vọng mặc cảm về bản thân.

B. Cảm phục tài năng của em gái.

C. Ngạc nhiên rồi hãnh diện trước tài năng của em.

D. Căm ghét em gái.

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Nó sững sừng như cái cột đình.

B. Tôi ra về không chút bận tâm.

C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam

D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Cho đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng...”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Ngày Huế đổ máu.

D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi

B. Cỏ gà rung tai

C. Bố em đi cày về

D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh

B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.

C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.

D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 

B. Bóng Bác cao lồng lộng

C. Bác vẫn ngồi đinh ninh

D. Chú cứ việc ngủ ngon

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.

1. B

2. B

3. C

4. D

5. A

Phần II: Tập làm văn

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung quang cảnh giờ ra chơi.

- Tiếng trống báo giờ ra chơi ở tiết thứ hai.

b. Thân bài:

- Bắt đầu giờ ra chơi :

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (3 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (1.0 điểm)

3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? (1.0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

1. Viết đoạn văn (8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản trên. (2 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

 Câu 1 (5 điểm)

Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được tác giả miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như vậy của tác giả đâ gây ấn tượng gì cho người đọc?

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của lời thơ trong đoạn thơ sau:

“Anh vội vàng nằng nặc

- Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!"

(Đêm nay Bác không ngủ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2 điểm)

Gợi ý :Thầy Ha-men được miêu tả ở nhiều phương diện:

- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu...

- Thái độ đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng...

- Lời nói về việc học tiếng Pháp: “....tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới   phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó...”.

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”.

* Các chi tiết miêu tả về thầy Ha-men đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thầy yêu nghề, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

---(Để xem đầy đủ đáp án của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2 điểm)

Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng).

Câu 2 (3 điểm)

Khi được tin Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, tác giả đã thay đổi cách xưng gọi như thế nào? Vì sao?

Câu 3 (5 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Dế mèn trong bài “Bài học đường đời dầu tiền” (Tô Hoài).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (2 điểm)

- Giá trị nội dung:

+ Miêu tả cụ thể, sinh động cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn.

+ Ngợi ca sức mạnh lao động của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.

-> Tác giả thể  hiện tình cảm yêu quý, cảm phục đối với cảnh đẹp và con người của quê hương.

- Đặc sắc nghệ thuật.

+ Nghệ thuật đặc tả cảnh đã tạo cho bài văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Tài quan sát tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng mạnh mẽ.

+ Các thủ pháp so sánh, nhân hóa -> Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống.

+ Sử dụng nhiều điểm nhìn (trực tiếp, di động) giúp cho nhà văn quan sát rộng, miêu tả cụ thể.

Câu 2 (3 điểm)

- Nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã hai lần gọi Lượm là “đồng chí”; “Chú đồng chí nhỏ”

- Cách gọi như vậy vừa chân tình vừa trân trọng.

- Tác giả coi Lượm như một người bạn, người đồng chí chiến đấu.

Câu 3 (5 điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, một nhà văn được các bạn thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Chương một của truyện chính là tác phẩm “Bài học học đường đời đầu tiên”, chuyện đã khắc họa rất rõ nhân vật Dế Mèn và bài học sâu sắc mà Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt.

2. Thân bài

- Cảm nhận về ngoại hình của Dế Mèn: Chú dế này có dáng người mạnh khỏe, ăn uống đều độ nên chú ta chóng lớn với "đôi càng mẫm bóng", "bước đi oai vệ, đường hoàng"...

- Cảm nhận về sức khỏe và cuộc sống của Dế Mèn:

+ Dế mèn là một thanh niên cường tráng với lối sống điều độ, phong phú.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Diên Hồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?