Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Phần in đậm “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày” đóng vai trò là:

A. Chủ ngữ    

B. Vị ngữ    

C. Trạng ngữ

D. Cả A và B

2. Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng những biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ và hoán dụ

B. Nhân hóa và so sánh

C. So sánh và hoán dụ

D. Ẩn dụ và nhân hóa

3. Câu: “Mùa xuân xinh đẹp đã về” , phụ từ đã bổ sung ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự cầu khiến

C. Chỉ khả năng

D. Chỉ mức độ

4. Câu: “Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt” sử dụng loại ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

II. Tự luận (7 điểm)

Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. A

2. D

3. A

4. D

II. Tự luận (7 điểm)

Viết đoạn văn:

- Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành 2 khổ thơ. (2đ)

Câu 2. Khổ thơ vừa chép trên trích từ văn bản nào? Của ai? (3đ)

Câu 3. Xác định các từ láy và biện pháp tu từ trong 2 khổ thơ vừa chép trên và nêu tác dụng? (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (4 điểm) Chép thơ:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (5đ)

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

- Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ)

- Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ)

Câu 2.

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

- Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. Mở bài: (0,5 điểm )

- Giới thiệu về người bạn mà mình định kể. (bạn tên là gì, Bạn mới quen hay quen đã lâu? )

B. Thân bài: (9 điểm )

1. Giới thiệu chi tiết cụ thể về người bạn đó

a. Ngoại hình:

- Năm nay bạn bao nhiêu tuổi? (cùng tuổi với em hoặc có thể ít hơn hoặc nhiều tuổi hơn em)

- Khuân mặt: trái xoan. Nước da: trắng hồng ( hoặc nước da bánh mật hơi ngăm ngăm… ). Mái tóc tết 2 bên xinh xắn. Chiếc mũi cao, dọc dừa. Đôi môi hình trái tim, mỗi khi bạn cười để lộ ra chiếc răng khểnh duyên dáng. Cặp kính cận xinh xinh. ….

- Trang phục: ăn mặc giản dị (áo phông, quần bò, hay đi giày thể thao)

b. Tính tình:

- Nhí nhảnh, vui tính, nhanh nhẹn, hòa đồng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Hãy viết bài văn miêu tả loài hoa em yêu thích nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

a. Mở bài

- Giới thiệu loài hoa em định tả (hoa hồng, hoa sen, hoa lan...).

- Ấn tượng chung của em về loài hoa đó như thế nào? (giản dị, mộc mạc, đằm thắm...)

b. Thân bài

Miêu tả loài hoa dựa vào một số nội dung sau:

- Loài hoa nở vào mùa nào? (0.5đ)

- Tả tổng quát: màu sắc, hình dáng, môi trường sống... của hoa nói chung (1.0đ)

- Tả chi tiết từng bộ phận (cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa...). (2.5đ)

- Hương thơm của loài hoa (loài hoa đó có thơm không? Thơm như thế nào?...) (1.0đ)

- Công dụng của hoa (nếu có). Ví dụ: làm thuốc, trang trí...(1.0đ)

- Hoa âm thầm dâng hương sắc cho đời, giúp con người bớt mệt mỏi, thêm vui tươi, lạc quan.

- Ý nghĩa biểu tượng của hoa (Ví dụ: hoa cúc tượng trưng cho tình mẫu tử, hoa sen thanh bạch “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”...) (1.0đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?