Đề cương ôn tập Chương Oxi - Lưu Huỳnh năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Quỳnh Côi

TRƯỜNG THPT QUỲNH CÔI

ĐỀ CHƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

A. CÁC KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NHỚ

1. Kiến thức:

Chủ đề I.  Đơn chất oxi – lưu huỳnh

1, Cấu hình e nhóm VIA hoặc số oxi hóa của S

2, Thu hồi thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm

Chủ đề II. Hidrosunfua

3,  Tính khử của H2S

4, Nêu 1 trong các hiện tượng

-Sục khí SO2 vào dung dịch Br2

- Dẫn khí H2S  vào các dung dịch KMnO4+  H2SO4, dung dịch Brom

- Sục SO2 vào dd H2S

Chủ đề III. Lưu huỳnh đioxit

5, Làm sạch khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2

6, Phản ứng điều chế SO2 trong CN hoặc PTN

Chủ đề IV: Axit sunfuric – Muối sunfat

7, Chất khí có thể làm khô bằng  axit H2SO4 đ

8, Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc nóng.(  Cho một số chất, cho biết chất phản ứng với H2SO4 đặc nóng là phản ứng oxi hóa khử)

9, Kim loại tác dụng với H2SO4  loãng và đặc cho cùng 1 sản phẩm.

10,  So sánh tính chất của axit H2SO4 đặc và loãng

Chủ đề VI: Tổng hợp                

11, Cân bằng phản ứng bằng pp thăng bằng electron. Tổng hệ số (tối giãn)  chất tham gia phản ứng hoặc tổng hệ số các chất

12, Xác định sốchất và ion nào vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá (Cho các chất và ion sau Cl2, S2-, CO2, Fe2+, SO2, Fe3+, Fe3O4, H2SO4, SO32-, Na,Cu.)

2. Kỹ năng

1, Bài toán SO2 tác dụng với dung dịch bazo kiềm. Xác định muối nào tạo thành.

2, Bài toán: cho hỗn hợp A gồm kim loại hóa trị 2 và muối sunfua  tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu hỗn hợp khí B. Cho hỗn hợp khí B qua dung dịch muối Chì hoặc Cu . Xác định khối lượng của kim loại ban đầu.

3, Toán: Cho hỗn hợp 3 kim loại tác dụng H2SO4 đặc thu được 1 sản khử duy nhất tính khối lượng muối sunfat

4,  Hoàn thành sơ đồ phản ứng dãy chuyển hóa của lưu huỳnh (Phản ứng SGK)

5,  Lập sơ đồ nhận biết 4 dung dịch thường gặp, viết ptpu xảy ra: axit sufuric, muối sunfat, muối halogenua

6,  Cho ...... gam hỗn hợp kim loại khử mạnh tác dụng H2SO4loãng thu được V....... lít  khí H2(đktc)

a.Tính khối lượng mỗi kim loại.

b. bài toán hổn hợp kim loại trên + axit H2SO4 đặc  tạo hổn hợp 2 sản phẩm khử có tỉ lệ mol

B. BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

DẠNG I: SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.

1. FeS2  →  SO2 →   H2SO→    HCl

2.  H2S  →  S  →  FeS  →  H2S  →  SO2  →  H2SO4

SO2  →  SO3  →  H2SO4  →  SO2  →  S

3.FeS2  →   SO2   →   Na2SO3  →  NaHSO3  →  SO2   →   S  →  H2

4. ZnS → H2S → S → SO2 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4

DẠNG II : NHẬN BIẾT

1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:

b/ NaCl,  Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2

c/ HCl, H2SO4, K2SO4, KCl, MgCl2.      d/ KNO3, KCl,K2SO4,K2CO3

2. Nhận biết các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: NaCl ; Na2SO4 ; H2SO4 ; HCl, NaOH.

3. Nhận biết 5 lọ dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4, H2SO4, KCl

DẠNG III: LÝ THUYẾT CƠ BẢN

1, Cấu hình e nhóm VIA hoặc số oxi hóa của S

Câu 1. Cấu hình electron của lưu huỳnh  (Z=16) là?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4                                      B.  1s2 2s2 2p6 3s1 3p5            

C.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p5                                     D. 1s2 2s2 2p6 3s3 3p3

Câu 2.Số oxi hóa cao nhất có thể có của lưu hùynh trong các hợp chất là?

A. +4.                          B.  +5.                         C. +6.                             D. + 8.

Câu 3. Trong các hợp chất hoá học số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:

A. 1,4,6                       B. -2,0,+2,+4,+6           C.-2,0,+4,+6                  D. kết quả khác

I.2, Thu hồi thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm

Câu 4. Phương pháp đơn giản để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi trong PTN là dùng?

A. H2SO4.                    B. Bột S.                       C. AgNO3.                     D. khí Cl2.

3,  Tính khử của H2S

Câu 5. Cho phản ứng:

H2S + 4Cl2 + 4H2O   →    H2 SO4 + 8HCl 

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?             

A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá

C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử

D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử

Câu 6: Cặp chất khí nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp?

A. H2S và HCl

B. H2S và Br2

C. O2  và Cl2

D. Cl2 và Br2

Câu 7:   Hidro sunfua thể hiện tính khử mạnh là do: 

A. Tác dụng được với Oxi ở điều kiện thường

B. Phân tử kém bền và lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất ( -2)

C. Lưu huỳnh có nhiều số oxi hoá .

D. Có tính axit yếu

Câu 9. Cho phương trình hóa học của pư: SO2  +  2H2S à 3S  + 2H2O. Vai trò các chất tham gia pư này là:

A. SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử

B. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa

C. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

D. H2S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

Câu 10 Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong không khí hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là:

A. Do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm thành các chất khác

B. Do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2

C. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác

D. Do H2S tan được trong nước.

4, Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau

- Dẫn khí H2S  vào các dung dịch KMnO4+  H2SO4, nước Brom

- Sục SO2 vào dd H2S

Câu 11 : Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì thấy:

A. tạo thành chất rắn màu đen.

B. dung dịch chuyển thành màu nâu đen.

C. không có hiện tượng gì xảy ra.

D. dung dịch bị vẩn đục màu vàng

Câu 12. Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 nhận thấy màu tím của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện kết quả của pư trên?

A. 2KMnO4  + 5H2S + 3 H2SO4  → 2MnSO4  + 5S + K2SO4  +  8H2O

B. 6KMnO4  + 5H2S + 3 H2SO4  → 6MnSO4  + 5SO2 + 3K2SO4  +  8H2O

C. 2KMnO4  + 3H2S + H2SO4  → 2MnO2  + 2KOH + 3S  + K2SO4 + 3H2O

D. 6KMnO4  + 5H2S + 3 H2SO4  → 2MnSO4  + 5SO2 + 6KOH +  3H2O

5, Làm sạch khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2

Câu 13: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể:

A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong.

B. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước Br2 dư.

C.Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Na2CO3 đủ.

D. Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH

Câu 14: Cho các chất khí: SO2, CO2. Dùng chất nào sau đây để nhận biết 2 chất khí?

A. dung dịch Ca(OH)2            B. dung dịch NaOH

C. dung dịch KMnO4              D. Quì tím

6, Phản ứng điều chế SO2 trong CN hoặc PTN

Câu 15: Khí SO2 được điều chế trong công nghiệp bằng pứ

A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2                                                                                                 

B. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

C. 2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2                                                                                                       

D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 15: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm? 

A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2  

B. S + O2 → SO2

C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O       

D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Oxi - Lưu Huỳnh năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Quỳnh Côit. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?