TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 3 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
I – CÁC KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:
Chủ đề 1: Thành phần ngtử, hạt nhân ngtử, nguyên tố hóa học, đồng vị, ngtử khối TB
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn: chu kì, nhóm
2. Cấu tạo nguyên tử
3. Bài tập đồng vị: cho 2 đồng vị đã biết A, tìm NTK Tb. Cho cụ thể phần trăm của 2 đồng vị. Chỉ áp dụng ngay công thức tính NTK TB
Chủ đề 2: Bảng HTTH, sự bđổi tuần hoàn, cấu hình e, đại lượng VL, tính KL–PK, ý nghĩa bảng HTTH
1. Từ cấu hình xác định kim loại pkim, công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với H, hidroxit .
2. Cho Z xác định vị trí trong BTH
3. Cho vị trí nguyên tố , xác định cấu hình e ngoài cùng.
4. Cho đặc điểm cấu hình e: bao nhiêu electron s hoặc p suy ra Z
5. Đặc điểm nguyên tố trong một chu kì, nhóm A: sự biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại phi kim.
6. Xác định tên 2 kim loại liên tiếp trong một nhóm A khi biết Mtb
Chủ đề 3: Lk ion, LK cộng hóa trị, LK kim loại, sự lai hóa của obitan ngtử, hóa trị, số oxi hóa
1. Xác định loại liên kết giữa 2 nguyên tố (KL IA, IIA – PK VIA, VIIA , PK – PK giống nhau hoặc khác nhau - thường gặp (ra những phân tử có trong SGK): cho rõ nhóm A để xác định liên kết
2. Sắp xếp trật tự tăng dần tính phân cực liên kết: 1 đơn chất X2 à HX à HC ion
Ra những nguyên tố thường gặp : IA : Na, K. IIA: Mg, Ca, Ba. VIA: O, S. VIIA: F, Cl.
Chủ đề 4: Pứng oxi hóa – khử, phân loại phản ứng hóa học trong hóa học vô cơ
1. Nhóm chất vừa oxi hóa vừa khử hoặc chỉ khử hoặc chỉ oxi hóa.
Giới hạn: Kim loại, ion kim loại, chất thường gặp Cu2+, Fe2+, Fe3+, Na+ , Cl-, S2-, Mn2+, Ca2+, SO42-, SO2, HCl, Cl2 , MnO2.
2. Xác định tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng sau khi cân bằng (phản ứng oxi hóa khử đơn giản)
3. Xác định số oxi hóa của một số nguyên tố trong một số hợp chất
4. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử
- Pư đơn giản nhất: chất oxi hóa + chất khử
- Pư có môi trường: Kl hoặc pk tác dụng axit HNO3, H2SO4 đặc
- Pư khó: nhiều chất thay đổi, tạo đồng thời các sản phẩm khử với tỉ lệ nhất định.
5. Bài toàn bảo toàn electron:
- Cho 1 kim loại tác dụng axit HNO3 tạo ra hỗn hợp 2 spk (cho tổng khối lượng và tổng thể tích). Tính khối lượng kim loại và axit phản ứng hoặc khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Hoặc cho hh 2 kim loại (đã biết tổng khối lượng) tác dụng axit HNO3 tạo ra 1 spk duy nhất ( biết thể tích). Tính khối lượng mỗi kim loại và axit phản ứng hoặc khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
IV. 6. Bài toán bảo toàn e, bảo toàn khối lượng: khó
Chủ đề 5: Tính chất của clo, axit clohiđric, hợp chất có oxi của clo
1. Tính chất hóa học của clo: (phản ứng sgk)
II. BÀI TẬP THAM KHẢO
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử
Câu 1 : Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
A. Số lớp electron. B. Số electron hóa trị. C. Số proton. D. Số điện tích hạt nhân.
Câu 2: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p
Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. cùng số electron s hay p B. số electron lớp ngoài cùng như nhau
C. số lớp electron như nhau D. số electron như nhau
Câu 4: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:
A. Nhóm kim loại kiềm
B. Nhóm kim loại kiềm thổ
C. Nhóm halogen
D. Nhóm khí hiếm.
Câu 5: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron
B. electron và nơtron
C. proton và nơtron
D. electron và proton
Câu 6: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron
C. Số khối A và số nơtron D. Số khối A và điện tích hạt nhân
2. B tập đồng vị: Cho 2 đồng vị đã biết A, tìm NTK Tb, hoặc cho 2 đồng vị biết nguyên tử khối trung bình tìm %
Câu 7: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền : \({}_{35}^{79}Br\) chiếm 50,69% số nguyên tử và \({}_{35}^{81}Br\) chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.
Câu 8: Trong tự nhiên, nguyên tố clo có hai đồng vị là \(_{17}^{35}Cl\) chiếm 75,53% và \(_{17}^{37}Cl\) chiếm 24,47%. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của clo.
Câu 9: Nguyên tố đồng có hai đồng vị là \(_{29}^{63}Cu\) và $\(_{29}^{65}Cu\) Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,54.
a) Xác định số proton, nơtron trong mỗi đồng vị.
b) Tính thành phần phần trăm mỗi đồng vị.
3. Cho công thức oxit cao nhất, tìm hợp chất khí hoặc ngược lại
Câu 10: Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A có dạng R2O5. Nhận xét nào đúng:
A. R có hóa trị cao nhất với oxi là 5
B. Công thức hợp chất khí của R với H có dạng RH3
C. R là một phi kim
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Một ntố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là
A. RO2 và RH4 B. RO2 và RH2 C. R2O5 và RH3 D. RO3 và RH2
4. Vị trí nguyên tố , xác định cho cấu hình e ngoài cùng.
Câu 12: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIB của bảng tuần hoàn. Cấu hình electrron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p4.
B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s2 3p63d54s1
5. Cho đặc điểm cấu hình e: bao nhiêu electron s hoặc p suy ra Z
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố A có 7 electron phân lớp s, có bao nhiêu nguyên tố thỏa điều kiện của A?
A. 1 B. 2 C. 3 D. Không xác định
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp p là 11e. Z của R là :
A. 14 B. 17 C. 11 D. 15
Câu 15: Nguyên tố M có 7e ở phân lớp d. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. CK3, nhóm VIIB.
B. CK3, nhóm VIIIB.
C. CK4, nhóm VIIB.
D. CK4, nhóm VIIIB
6. Đặc điểm nguyên tố trong một chu kì, nhóm A: sự biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại phi kim.
Câu 16: Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử: 19K, 9F, 11Na, 16S, 8O. Dãy thứ tự đúng về tính phi kim giảm dần ( độ âm điện nhỏ dần) là:
A. F > O > S > K > Na B. F > S > O > K > Na C. F > O > S > Na> K D. F > S > O > Na> K
Câu 17 : Các ion hoặc nguyên tử sau Cl–, Ar, Ca2+ đều có 18 electron. Xếp chúng theo chiều bán kính tăng dần.
A. Ar, Ca2+, Cl–. B. Cl–, Ca2+, Ar C. Cl–, Ar, Ca2+. D. Ar, Cl–, Ca2+.
Câu 18: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần độ âm điện
A. Na, Mg, Al, P, Cl B. Al, P, Cl, Na, Mg C. Al,Na, Mg, P, Cl D. P, Na, Mg, Cl, Al
Câu 19: Mệnh đề nào sau đây sai ? Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử Z
A. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 đến 7
B. Bán kính nguyên tử và tính kim loại giảm dần
C. Giá trị độ âm điện và tính phi kim tăng dần
D. Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với H tăng từ 1 đến 4
7. Xác định loại liên kết trong dựa vào đặc điểm nguyên tố (KL IA, IIA – PK VIA, VIIA , PK – PK giống nhau hoặc khác nhau - thường gặp (ra những phân tử có trong SGK)
Câu 20: nguyên tử A, chu kì 3, nhóm IA. nguyên tử B thuộc nhóm VIA, chu kì 2. liên kết giữa A và B là
A. Cộng hóa trị không có cực B. Liên kết ion
C. Cộng hóa trị có cực D. Liên kết cho - nhận
8. Sắp xếp tính phân cực liên kết
Câu 21: Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử:
A. F2 , K2S , H2S B. K2S , F2 , H2S C. F2 , H2S , K2S D. K2S , H2S , F2
9. Xác định vai trò của chất hoặc ion : Kim loại, ion kim loại, chất thường gặp Cu2+ , Fe2+, Fe3+, Na+ , Cl-, S2-, Mn2+, Ca2+, SO42-, SO2, CO2, HCl, Cl2 ,MnO2, H2
Câu 22: Cho các chất và ion sau: Cl– ,HCl, , Fe2+, Fe3+, SO2, Na . Số chất và ion vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 23: Cho các chất và ion sau: Cl-, SO42-, K+, SO2, CO2, Fe, Fe2+, MnO2. Dãy gồm các chất và ion vừa thể hiện tính OXH vừa thể hiện tính khử là:
A. Fe2+,SO2, SO42-, MnO2
B. Cl-, SO42-, SO2, CO2.
C. Fe2+, SO2, MnO2
D. K+, SO2, CO2, Fe
Câu 24 : Xét phản ứng MxOy + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử ?
A. x = y = 1. B. x = 2, y = 1. C. x = 2, y = 3. D. x = 1 hoặc 2, y = 1.
Câu 25: Trong phản ứng KI + KMnO4 + H2O → I2 + MnO2 + KOH, chất bị oxi hóa là
A. I-. B. MnO4-. C. H2O. D. KMnO4.
Câu 26 Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 5.
10. Xác định hệ số cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Câu 27. Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
A. 3; 8; 3; 4; 2.
B. 3; 8; 3; 2; 4.
C. 3; 8; 2; 3;
D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 28: Phương trình Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O có hệ số theo thứ tự là:
A. 1,12,2,3,6. B. 8,30,8,3,15. C. 8,30,8,3,9. D. 1,4,1,1,2.
Câu 29: xác đinh số oxi hóa của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a, Số oxi hóa của N trong: NO, NO2,HNO3, NH3, NH4NO3, NH4+, Na3N, NO3-, N2O5
b, Số oxi hóa của S trong: S, SO2,H2S, H2SO4, CuS, SO42-, HSO4-, FeS2
11. Tính chất hóa học của clo: (xác định vai trò của clo trong một số phản ứng)
Câu 30: Cho biết vai trò của clo trong phản ứng sau:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
A. Chất oxi hóa
B. Chất khử
C. Vừa oxi hóa vừa khử
D. Đây không phải là pư oxi hóa khử
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra lần 3 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Đông Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !