Dạng bài tập về xác định độ tan của một chất trong nước môn Hóa học 8

DẠNG BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

I. Lý thuyết & phương pháp giải

Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập xác định độ tan của một chất trong nước.

1. Tính tan của một số axit, bazơ, muối

a. Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

b. Bazơ:

Phần lớn các bazơ không tan trong nước, bazơ được chia thành 2 loại theo tính tan:

- Bazơ tan được trong nước

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan…

- Bazơ không tan được trong nước

Ví dụ: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2

c. Muối

- Hầu hết muối natri, kali đều tan: NaCl, K2SO4,...

- Những muối nitrat đều tan: NaNO3, AgNO3,...

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat, photphat không tan trừ muối natri, kali

2. Độ tan của một chất trong nước

a. Định nghĩa độ tan

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

b. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

c. Công thức tính độ tan:

Công thức: S = mct/mdm .100

Trong đó: mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdm là khối lượng dung môi (thường là nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?

Lời giải

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali

⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3

Ví dụ 2: Biết 90 gam NaCl hòa tan trong 250 ml nước thì thu được dung dịch bão hòa (DH2O = 1 g/ml) ở 25oC. Tính độ tan trong nước của NaCl ở 25oC ?

Lời giải

mH2O = D.V = 1. 250 = 250g

Công thức tính độ tan: S = mct/mdm .100

Độ tan trong nước của NaCl ở 25oC là: S =90/250  .100 = 36 gam

Ví dụ 3: Ở 40oC, hòa tan m gam K2SO4 vào 115 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của K2SO4 ở nhiệt độ 40oC là 15gam. Giá trị của m là bao nhiêu?

Lời giải

S = mct/mdm .100 ⇒ mct = S.mdm/100 

Khối lượng K2SO4 cần hòa tan vào 95 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = 15.115/100  = 17,25 gam

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Axit nào sau đây không tan trong nước:

A. H2SiO3

B. H3PO4

C. HCl

D. H3SO4

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Axit H2SiO3 không tan được trong nước

Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan?

A. Fe(OH)2

B. KOH

C. Ba(OH)2

D. NaOH

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Vì phần lớn các bazơ không tan trong nước trừ Ba(OH)2 ,NaOH, KOH,...

Câu 3: Phần lớn muối của kim loại nào sau đây đều tan được trong nước?

A. Nhôm

B. Kali

C. Natri

D. Cả Natri và Kali

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Tất cả muối của natri, kali đều tan

Câu 4: Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, có bao nhiêu muối tan trong nước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Dạng bài tập về xác định độ tan của một chất trong nước môn Hóa học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?