CHUYÊN ĐỀ AXIT (NÂNG CAO) HÓA HỌC 9
A. LÝ THUYẾT
I. Định nghĩa, gọi tên và phân loại:
I.1. Định nghĩa:
- Axit là những hợp chất mà thành phần phân tử gồm một hay nhiều ngtử H liên kết với gốc axit.
- Công thức hóa học chung của axit:
HnR
Trong đó: R là gốc axit
n là số nguyên tử H có trong phân tử axit.
I.2. Phân loại axit: 2 loại chính
a. Axit mạnh: HCl; HNO3; H2SO4;...
b. Axit yếu: H2SO3; H2CO3; H2S; HF; H3PO4;...
I.3. Tên gọi:
- Axit không có oxi, tên gọi có đuôi "hidric";
- Axit có chứa oxi tên gọi thường có đuôi "ic" hoặc đuôi "ơ".
Dưới đây là 1 số gốc axit thông thường:
Nói chung các axit nếu không có ràng buộc nào đặc biệt thì thường có đuôi "ic"và tên chi tiết như sau:
+ Axit không có oxi:
Axit + Tên ngtố gốc (tên gốc) + “hiđric”
VD: HCl/ HI/ HBr/ H2S/ HCN: axít xianhidric...
+ Axit có chứa oxi: Phần lớn axit có chứa O được tạo thành do anhidrit (oxit axit) phản ứng với nước: - Nếu ngtố trung tâm chỉ có 1 hóa trị, hoặc hóa trị cao nhất thì tên gọi là:
Axit + Tên ngtố trung tâm + “ic”
VD: H2CO3/ H2SO4...
- Nếu ngtố trung tâm có nhiều hóa trị, thì khi ở trạng thái hóa trị thấp:
Axit + tên ngtố trung tâm + “ơ”
VD: H2SO3/ HNO2: axit nitơrơ/ HClO2: axit Clorơ; nếu thấp hơn thì thêm hipo như HClO: axit hipo Clorơ; HClO3 là axit Cloric, nếu cao hơn thì thêm per như HClO4: axit per cloric...
II. Tính chất hóa học:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Dung dịch axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Như vậy quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch axit.
2. Tác dụng với oxit kim loại:
Oxit kim loại + axit → Muối + H2O (gọi là phản ứng trung hòa)
VD: CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
Chú ý: Oxit ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với axit có tính oxi hóa ở gốc như HNO3 và H2SO4 đặc (t0) → Muối ứng với hóa trị cao của kim loại đó + sản phẩm khử (SO2; NxOy; NO; NO2; NH4NO3) + H2O
VD: FeO(r) + H2SO4(đ/to) → Fe2(SO4)3(dd) + SO2(k) + H2O(l)
3. Tác dụng với bazơ (hidroxit)
Axit + baz ơ→ Muối + H2O (Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa)
Nếu là axit nhiều nấc (đa axit) có thể tạo thành các muối axit.
Ví dụ: HCl(dd) + NaOH(đd) → NaCl(dd) + H2O(l)
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4(dd) + 2H2O(l)
4. Axit + Kim loại:
- Axít tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học → Muối(ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị) + H2
- Axít HNO3; H2SO4 đ(t0) tác dụng được với hầu hết các kim loại trong dãy hoạt động hóa học (trừ Au và Pt) → Muối(ứng với hóa trị cao của kim loại có nhiều hóa trị) + H2O + sản phẩm khử.
VD: Cu + 2H2SO4 đ (t0) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
5. Axit tác dụng với phi kim
- H2SO4 đ(t0); HNO3 tác dụng được với một số phi kim (phản ứng này được sử dụng để điều chế oxit):
Ví dụ: H2SO4(đ) + C(r) → CO2(k) + SO2(k) + H2O(l)
6. Axit tác dụng với muối
Axit tác dụng với muối → Muối mới + axit mới
Ví dụ: H2SO4(dd) + BaCl2(dd) → BaSO4(r) +2 HCl(dd)
2HCl + BaCO3 → BaCl2(dd) + CO2(k) + H2O(l)
III. Điều chế axit:
1. Cho oxit axit tương ứng + H2O
2. Cho axit + muối → axit mới
3. Ngoài ra còn một số phương pháp khác với từng loại axit cụ thể sẽ trình bày sau.
IV. Một số axit quan trọng:
1. Axit Clohidric (HCl)
Dung dịch khi hidroclorua trong nước gọi là dung dịch axit clohidric. Dung dịch HCl đậm đặc là dd bão hòa khí HCl, có nồng độ khoảng 37%. Mang đầy đủ tính chất hóa học của 1 axit mạnh.
---(Để xem nội dung đầy đủ của chuyên đề các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề về Axit (nâng cao) môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: