CHUYÊN ĐỀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
I- Lý thuyết và phương pháp giải
1. Tính chất vật lý
- Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim.
2. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi tạo thành oxit
3Fe(r) + 2O2(k) −to→ Fe3O4(r)
(Trắng xám) (không màu) (màu đen)
Nhiều kim loại khác như Mg, Al … cũng phản ứng với O2 tạo thành oxit MgO, Al2O3
- Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối
2Fe(r) + 3Cl2(k) −to→ 2FeCl3(r)
(vàng lục) (đỏ)
Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) phản ứng với O2 ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit ( thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối
b) Tác dụng với nước
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2(k)
c) Tác dụng với axit
Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2 + H2(k)
Fe(r) + H2SO4(dd loãng) → FeSO4 + H2(k)
2Fe(r) + 6H2SO4(dd đặc) −to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2(k) + 6H2O
d) Tác dụng với dung dịch muối
Cu(r) + 2AgNO3(dd) → Cu(NO3)2 + 2Ag
→ Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
→ Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn(trừ Na, K, Ca,…) có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Chú ý: Ghi nhớ và vận dụng lý thuyết để làm bài tập lý thuyết.
II- Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính chất vật lý nào là đặc trưng của kim loại.
Hướng dẫn:
Tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
Bài 2: Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch ZnCl2: Ba, Cu, Mg, Zn.
Hướng dẫn:
Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại dùng làm sạch dung dịch ZnCl2 là: Zn.
Do có phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Lọc kết tủa ta thu được dd ZnCl2 tinh khiết
III- Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất:
A. Cu B. Al C. Pb D. Ba
Bài 2: Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch bazơ:
A. Cu B. Al C. Pb D. Ba
Bài 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:
A. Cu B. Al C. Pb D. Ba
Bài 4: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:
A. Cu + ZnCl2 B. Zn + CuCl2
C. Ca + ZnCl2 D. Zn + ZnCl2
Bài 5: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu
C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, Ba
Bài 6: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:
A. Lần lượt NaOH và HCl.
B. Lần lượt là HCl và H2SO4.
C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng.
D. Tất a, b, c đều đúng.
Bài 7: Chọn mệnh đề đúng:
A. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch bazơ.
B. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch axit.
C. Al, Zn phản ứng với dung dịch bazơ
D. Tất cả các mệnh đề trên đều sai.
Bài 8: Mệnh đề nào sau đây đúng:
A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với axit.
B. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.
D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với oxi.
Bài 9: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn.Hai kim loại nào dẫn điện tốt nhất:
A. Cu, Na B. Zn, Ag
C. Mg, Ni D. Cu, Ag
Bài 10: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2:
A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
C. Mg, K, Fe, Al, Na
D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba
---(Để xem nội dung đáp án các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề tính chất của kim loại môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: