PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI, GỌI TÊN, VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC HỢP CHẤT VÔ CƠ
I- Lý thuyết và phương pháp giải
1. Oxit
Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
♦ Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: FeO, Na2O, CaO…
♦ Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta
VD: P2O5, CO2, SO2…
♦ Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO…
♦ Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
VD: CO, NO…
♦ Gọi tên oxit:
- Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại:
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit
- Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim:
Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit
2. Bazơ
Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.
CTTQ: M(OH)n
VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….
♦ Gọi tên bazơ:
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit
3. Axit
Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.
CTTQ: HnA
VD: H2SO4, H2SO3, HCl
♦ Gọi tên axit
- Axit nhiều oxi:
Axit +tên phi kim + ic
VD: H2SO4 → Axit Sunfuric
- Axit không có oxi:
Axit +tên phi kim + Hidric
VD: HCl Axit clohidric
- Axit ít oxi:
Axit +tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 → Axit Sufurơ
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hoàn thành 2 bảng sau:
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | ||||
2 | Ca | ||||
3 | Mg | ||||
4 | Fe (Hoá trị II) | ||||
5 | Fe (Hoá trị III) |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | ||||
2 | P (Hoá trị V) | ||||
3 | C (Hoá trị IV) | ||||
4 | S (Hoá trị IV) |
Hướng dẫn:
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | Na2O | Natri oxit | NaOH | Natri hidroxit |
2 | Ca | CaO | Canxi oxit | Ca(OH)2 | Canxi hidroxit |
3 | Mg | MgO | Magie oxit | Mg(OH)2 | Magie hidroxit |
4 | Fe (Hoá trị II) | FeO | Sắt(II) oxit | Fe(OH)2 | Sắt(II) hidroxit |
5 | Fe (Hoá trị III) | Fe2O3 | Sắt(III) oxit | Fe(OH)3 | Sắt(III) hidroxit |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | SO3 | Lưu huỳnh trioxit | H2SO4 | Axit Sunfuric |
2 | P (Hoá trị V) | P2O5 | Đi photpho pentaoxit | H3PO4 | Axit photphoric |
3 | C (Hoá trị IV) | CO2 | Cacbon đioxit | H2CO3 | Axit cacbonic |
4 | S (Hoá trị IV) | SO2 | Lưu huỳnh đioxit | H2SO3 | Axit Sunfurơ |
Bài 2: Viết công thức của các hợp chất sau đây:
a) Bari oxit
b) Kali nitrat
c) Canxi clorua
d) Đồng(II) hidroxit
e) Natri Sunfit
f) Bạc oxit
Hướng dẫn:
a) Bari oxit: BaO
b) Kali nitrat: KNO3
c) Canxi clorua: CaCl2
d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2
e) Natri Sunfit: Na2SO3
f) Bạc oxit: Ag2O
III. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Oxit là:
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một kim loại.
D. Đơn chất của oxi với một phi kim.
Bài 2: Oxit bazơ là:
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một phi kim.
D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
---(Để xem nội dung và đáp án đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Phân bón hóa học môn Hóa học 9
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm về tính chất hóa học của muối môn Hóa học 9
Chúc các em học tốt!