CẤU TẠO LỚP KHÍ QUYỂN
1. LÝ THUYẾT
Khí quyển(lớp vỏ khí): là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
a. Tầng đối lưu
- Giới hạn: dưới 16km
- Tập trung 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
b. Tầng bình lưu
- Giới hạn: 16 - 80 km.
- Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
c. Các tầng cao của khí quyển
- Giới hạn: Từ 80km trở lên.
- Không khí cực loãng.
- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: - Quan sát hình trên, cho biết:
+ Lớp vỏ khí gồm những tầng nào.
+ Tầng gần mặt đất,có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì?
Trả lời
+ Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: tầng đối lưu (0 - dưới 16 km), tầng bình lưu (16 km - dưới 80 km) và các tầng cao của khí quyển (trên 80 km).
+ Tầng gần mặt đất,có độ cao trung bình đến 16 km là tầng đối lưu.
Câu 2: Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
Trả lời
Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng bình lưu.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
Trả lời
Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
- Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại.
Câu 4: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
Trả lời
- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đổi lưu:
+ Ở gần mặt đất nhất (từ mặt đất đến 16 km).
+ Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp...ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật trên Trái Đất.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°C khi lên cao 100m.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:
A. Tầng đối lưu
B. Tầng ion nhiệt
C. Tầng cao của khí quyển
D. Tầng bình lưu
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
Câu 2: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:
A. 12km
B. 14km
C. 16km
D. 18km
Đặc điểm tầng đối lưu
- Giới hạn: dưới 16km
- Tập trung 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.
Chọn: C
Câu 3: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:
A. 2 tầng B. 3 tầng
C. 4 tầng D. 5 tầng
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
Chọn: B
Câu 4: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
Chọn: C
Câu 5: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
A. tầng đối lưu.
B. tầng bình lưu.
C. tầng nhiệt.
D. tầng cao của khí quyển.
Đặc điểm tầng đối lưu
- Giới hạn: dưới 16km
- Tập trung 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.
Chọn: A
Câu 6: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:
A. 0,3oC.
B. 0,4oC.
C. 0,5oC.
D. 0,6oC.
Đặc điểm tầng đối lưu
- Giới hạn: dưới 16km
- Tập trung 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.
Chọn: D
Câu 7: Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?
A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
C. Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc
D. Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn
Nguyên nhân ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi là do ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C nên ở các dãy núi, đỉnh núi cao thường nhiệt độ rất thấp.
Đáp án cần chọn là: B
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Cấu tạo lớp khí quyển môn Địa Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!