CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
A. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
1. Vài nét về đặc điểm chung của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
- Là những khu vực đông dân, có nguổn lao động dồi dào, lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài
nguyên thiên nhiên hết sức phong phú.
- Trước Chiên tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều trở thành thuộc
địa hoặc nữa thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan, Bổ Đào Nha,v.v...
- Từ sau Chiên tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ở khu vực này đều giành được độc lập
dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước củng cố nền độc lập về kinh tế
và chính trị, nhằm thoát khỏi sự không chế lệ thuộc vào các thế lực đế quốc bên ngoài, đặc biệt là
Mĩ.
* Nhận xét chung:
- Quy mô phong trào: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở hầu hết các thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi, đến khu vực Mĩ La-tinh.
- Thành phần tham gia và lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: công nhân,
nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (ở Việt Nam là giai cấp vô sản).
Hình thức và khí thế đấu tranh: Đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị... trong đó đấu tranh vũ
trang là hình thức chủ yếu, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng
rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
2. Diễn hiến của phong trào
* Các nước châu Á:
- Đông Nam Á: năm 1945 vói sự thất bại của phát xít Nhật đã tạo cơ hội cho các nước In-đô-
nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thông trị của
chủ nghĩa thực dân, tuyên bố độc lập dân tộc.
- Nam Á: những năm 1946 - 1950, cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của thực dân Anh, giành
độc lập của nhân dân Ân Độ diễn ra sôi nổi và giành được thắng lợi.
* Các nước châu Phi: Nhiều nước giành được độc lập. Đặc biệt trong năm 1960, có 17 nước
tuyên bố độc lập, lịch sử gọi là "Năm châu Phi".
* Các nước Mĩ La-tinh: Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh điển hình là cách mạng
Cu Ba giành thắng lợi (năm 1959).
Đến giữa những năm 60 của thế kĩ XX, về cơ bản, hệ thông thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã
bị sụp đổ.
II. Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kĩ XX
1. Nét nối bật của phong trào
Phong trào đâu tranh diễn ra sôi nổi ở châu Phi, điên hình là thắng lợi của nhân dân ba nước: Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đâu tranh chông ách nô dịch của thực dân Bổ Đào Nha, giành độc lập dân tộc.
Ách thông trị của Bổ Đào Nha tan rã là thắng lợi quan trọng của cách mạng châu Phi
2. Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của nhân dân ba nước đã góp phần quan trọng trong việc cổ vũ tinh thần nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân dân châu Phi, trong cuộc đâu tranh giành độc lập dân tộc,
bảo vệ chủ quyền của mình.
Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê
Bít-xao đâu tranh nhằm lật đổ ách thông trị của Bổ Đào Nha
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những nám 90 của thế kỉ XX
1. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chế độ A-pác-thai
- Nhà cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, đối
xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, buộc họ phải sống trong những khu
riêng biệt, cách li hoàn toàn vói người da trắng. Quyền bóc lột của người da trắng đối với người
da đen đã được ghi vào hiến pháp.
- Cuộc đấu tranh chông chế độ A-pác-thai của nhân dân ba nước ỏ miền Nam châu Phi: Rô-
đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. Sau nhiều năm chiến đâu ngoan cưòng và bền bỉ
của người da đen, chính quyền thực dân của giai cấp thông trị người da trắng đã tuyên bố xóa bỏ
chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người
da đen. Sau khi giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử, năm 1980, chính quyền của người da
đen được thành lập ở Rô-đê-di-a (sau đổi thành Cộng hòa Dim-ba-bu-ê); năm 1990 - ở Tây Nam
Phi (sau đổi thành Cộng hòa Na-mi-bi-a); chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi cũng
bị xóa bỏ (năm 1993). Sau hơn ba thế kĩ tổn tại đến đây hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
bị sụp đổ hoàn toàn.
2. Nhiệm vụ mới của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh
Sau khi chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ
hoàn toàn lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh chuyển sang chương mới với nhiệm vụ là củng
cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.
B. CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. Tình hình chung
- Châu Á là lục địa rộng lớn, đông dân nhất thê' giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có
nhiều tôn giáo dân tộc khác nhau.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô
dịch, bóc lột.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (vị trí
và những thành tựu phát triển của Ân Độ).
- Tuy nhiên, suốt nửa thế kĩ XX, tình hình châu Á không ổn định vì những cuộc Chiến tranh
xâm lược của các nước đế quốc, hoặc những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ
II. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
a. Cuộc nội chiến
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra
cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiên kéo dài hơn 3 năm (1946-
1949).
+ Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.
+ Từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược
phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn này, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào
các vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
+ Cuối năm 1949, cuộc nội chiên kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập
đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy ra Đài Loan.
Ngày 1 - 1 0 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ
tịch Mao Trạch Đông.
b. Ý nghĩa
- Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
- Đưa nước Trung Hoa bước vào kĩ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Hệ thông xã hội chủ nghĩa đã được nôi liền từ châu Âu sang châu Á.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 -1959)
- Từ năm 1949 đến năm 1959, Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng, nhiệm vụ hàng đầu của
nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội,
văn hoá và giáo dục.
- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 -1957). Nhờ nỗ lực lao
động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất
nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.
- Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959), nền kinh tế, văn hoá giáo dục Trung
Quốc đạt được những thành tựu quan trọng.
Về đối ngoại: Thi hành chính sách đôi ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong
trào cách mạng thế giới. Ngày 18 - 1 - 1950, Trung Quổc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam.
3. Đất nước trong thời kì hiến động (1959 – 1978)
- Năm 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng", đường lối chung, Đại nhảy
vọt, Công xã nhân dân.
+ Đường lối chung: Là "Dốc hết sức lực vươn lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh,
tốt, rẻ" (Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc-1958).
+ Đại nhảy vọt: Phong trào "toàn dân làm gang thép", để trong thời gian 15 năm, Trung Quốc
sẽ vượt Anh về sản lượng thép và những sản phẩm công nghiệp khác (như Chủ tịch Mao Trạch
Đông tuyên bố vào cuối năm 1957).
+ Công xã nhân dân: Một hình thức tổ chức liên hiệp nhiều hợp tác xã nông nghiệp cấp cao ở
nông thôn Trung Quốc giai đoạn này. Về phương diện kinh tế, công xã nhân dân là một đơn vị sỡ
hữu, thông nhất quản lí sản xuất, điều hành lao động, phân phối sản phẩm. Làm cho nền kinh tế
lâm vào tình trạng hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.
Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối, tranh
chấp về quyền lực. Đỉnh cao của tranh giành quyền lực là cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản".
Điều này đã gây ra thảm hoạ nghiêm trọng cho đất nước và người dân Trung Quổc.
4. Công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay)
- Tháng 12 - 1987, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lôi đổi mới đất
nước.
- Đường lối đổi mới: Chủ trương xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát
triển kinh tế làm trung tâm thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá đất nước, để
Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết
các vụ tranh chấp quôc tế.
---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay môn Lịch sử 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Chuyên đề Liên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG II môn Lịch sử 9
- Chuyên đề Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay môn Lịch sử 9
Chúc các em học tốt!