BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 9
CHỦ ĐỀ "VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ"
Câu 1. Cho biết tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hướng dẫn giải
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
Câu 2. Dựa vào Attat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta.
b) Nêu phương hướng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hướng dẫn giải
a) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tể của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta
* Thế mạnh
– Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lệ 1 và tuyên đường sắt Bắc Nam, có các sân hay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
– Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyền bíốn, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chê biến nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh lê theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Thực trạng phát triển (năm 2007)
– GDP hình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người
– Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.
– Cơ cấu ngành kinh lệ có nhiều liên bộ:
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.
+ Công nghiệp – xây dựng: 37,5%.
+ Nông – lâm – ngư nghiệp: 22,3%.
b) Hướng phát triển
– Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.
– Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.
Câu 3. Dựa vào Attat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so saánh sự giống nhau và khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Hướng dẫn giải
a) Giống nhau
– Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.
– Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tỉnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.
– Địa hình:
+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
– Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt hỏi các dãy núi ăn tan ra sát biển.
– Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,…
+ Đất đai: đất cralit
-Vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển,
– Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung câp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thủy điện, hoá chất, dệt, chế hiến thực phẩm,…) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một sô nơi còn có nguồn nước khoáng.
+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.
+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.
+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các hãi lôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi liếng, phong cảnh đẹp.
+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,…
b) Khác nhau
– Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Địa hình:
+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,…
+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit có Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao tanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,…), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
+ Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ:
+ Rừng có diện tích li đối lớn, độ che phủ rừng là 47.8 % (năm 2006) chỉ đứng sau Tùy Nguyên.
+ Có các vườn quốc gia: Bến Kn (Thanh Hóa), Pù Mái (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 91%là rừng gỗ.
+Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
– Khí hậu:
+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam họat động mạnh vào mùa hạ.
Ở Duyên hải Nam Trung: Bộ có khí hậu nóng quanh năm; về mùa hạ có gió phơn Tây Nam họ at động yêu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc hiộl I Ninh Thuận và Bình Thuận.
– Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Câu 4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.
Hướng dẫn giải
a) Điểm khác nhau căn bản về cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
– Cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ:
– Gồm các ngành công nghiệp: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế hiến gỗ, cơ khí, dột kim, may mặc, chê biến thực phẩm,.,.
– Khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng, – Cơ cấu công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm các ngành công nghiệp: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng liêu dùng (dệt, may,…), khai thác khoáng sản (cát, titan….),…
+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thủy, hải sản,…) đóng vai trò quan trọng nhất vùng.
b) Nguyên nhân
+ Bắc Trung Bộ có tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuât vậl liệu xây dựng.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành ngư nghiệp rất phát triển, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chê biến thực phẩm.
Câu 5. Dựa vào Attat Dịa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sảnlt điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản giữa nắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hướng dẫn giải
a) Giống nhau
* Thuận lợi:
– Tất cả các lính đều tiếp giáp biển, với vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven biển với nhiều loại hải sản quý thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt.
– Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
* Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,…
b) Khác nhau
* Thuận lợi:
– Điều kiện tài nguyên cho khai thác:
+ Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng. Vùng biển có trữ lượng hải sản ít hơn, không có ngư trường lớn.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu, có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng và khơi xa. Vùng biển giàu hải sản, có các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trưìlng Sa.
– Điều kiện Lài nguyên cho nuôi trồng: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn.
* Khó khăn:
– Bắc Trung Bộ: mùa Đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nạn cát bay, cát chảy; mùa hè có gió phơn Tây Nam hoạt động gây thời tiết khô nóng.
– Duyên hải Nam Trung Bộ: ít chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhưng khô hạn khá sâu sắc nhất là mùa khô.
...
--(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Địa Lý 9 năm 2021 - Chủ đề Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.