BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 9
CHỦ ĐỀ "VÙNG TRUNG DU VÀ VÙNG NÚI BẮC BỘ"
Câu 1. Phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
a) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thủy điện
Các sông suối có trữ lượng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
b) Hiện trạng phát triển thủy điện
– Nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.
– Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhở đang được xây dựng trôn phụ lưu của các sông.
Câu 2. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Hướng dẫn giải
– Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, vì:
+ Có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
+ Các loại khoáng sản chính: than đá, sắt, chì – kẽm, đồng – vùng, thiếc và bôxít, apatít, ptrít, đá vôi,…
– Phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì:
+ Có địa hình cao, sông ngòi có độ dốc lớn, có sức nước mạnh tạo nguồn thủy năng dồi dào.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao,… thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước phát triển thủy điện.
Câu 3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên thiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
– Thuận lợi:
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp.
+ Đất đai: chủ yếu là đấl íeralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,… Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cở chăn nuôi gia súc.
– Khó khăn:
+ Khí hậu: khô hạn, rét đậm, rót hại về mùa đông,…
Câu 4. Phân tích khả năng về mặt tự nhiên và hiện trạng phát triển cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
– Đất: Phần lớn diện tích là đất feralit tren đá phiến, đá vôi và các đá khác, ngoài ra còn có đất phù sa có (ở trung du), đất phù sa (đọc các thung lũng sông và cách đồng ờ miền núi), thích hựp để trồng nhiều loại cây.
– Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sic của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguệíì gốc cận nhiệt và ôn đới.
– Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý,…
– Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác (trầu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá,…).
– Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiẹp còn rất lớn.
– Khở khăn: rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vệ mùa đông.
Câu 5. Trình bày thếmạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
a) Thế mạnh:
– Đất đai – địa hình:
+ Phần lớn điện tích là đất fora lit tren đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa có (ở trung du), thuận lợi cho cây chè phát triển.
– Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thc lổ chức sản xuất với quy mở khác nhau.
– Khí hậu:
+ Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè.
+ Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao địa hình lạo điều kiện trồng nhiều giông chè khác nhau.
b) Hiện trạng phát triển:
– Là vùng chè lớn nhất cá nước.
– Cây chè lập truim chủ yếu ở các lính: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,..
Câu 6. Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh việc sản xuất các loại cây cận nhiệt và ôn đới?
Hướng dẫn giải
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh là cơ sở để vùng phát triển các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
– Khí hậu phân hoá theo địa hình tạo sự đa dạng các sản phẩm cây trồng.
– Phần lớn diện tích là đất fera li l trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đấl phù sa có (ở trung du), đất phù sa ở dục cấc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Bien, Trùng Khánh,… thuận lợi trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
– Có nguồn tao động đảm hảo cho viộc sản xuất nông nghiệp; các dân tộc ít người ở đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
– Cơ sở vậl chất – kĩ thuậl phục vụ nông nghiệp có nhiều lien hệ; hệ thông giao thông từng bước được nâng cấp,…
– Thị trường liêu thụ rộng lớn (trong vùng, ngoài vùng và xuất khâu ra nước ngoài).
Câu 7. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông — lâm kết hựp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
– Nghề rừng phát triển đã làm tăng độ che phủ rừng có tác dụng:
+ Hạn chế xói mòn đất.
+ Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông.
+ Điều nguồn nước các hồ thủy điện, thủy lợi.
+ Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,…
+ Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn tao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.
Câu 8. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
– Khả năng:
+ Có nhiều đồng cở, chủ yêu trên các cao nguyên từ độ cao 600 – 700m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
+ Nguồn thức ăn từ hoa màu lương thực đành nhiều hơn cho chăn nuôi lợn.
* Hiện trạng:
+ Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Cháu (Sơn La), Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu có 1,7 triện con, chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước (năm 2005).
– Đàn lợn tăng nhanh vù đại hơn 5,8 triệu con (năm 2005), chiêm 21 r/t đàn lỢn cả nước.
+ Khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bàng và đô thị); đồng cỏ có năng suất thấp.
Câu 9. Nêu tình hình phát triển công nghiệp ờ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn giải
– Công nghiệp năng lượng thủy điện và nhiệt điện có điều kiện phát triển mạnh nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
+ Nhà máy thủy diện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La (đang xây dựng).
+ Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình.
– Nhiều tỉnh đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế hiến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp của Trung du và miềnúi Bắc Bộ
Năm | 1995 | 2000 | 2002 |
Tây Bắc | 320,5 | 541,1 | 696,2 |
Đông Bắc | 6179,2 | 10657,7 | 143011 |
(Đơn vị: tỉ đồng)
Sử dụng bảng số liệu trên và Attat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông bắc và Tây bắc. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.
Hướng dẫn giải
a) So sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc vùng Tây Bắc
– Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.
– Tình hình phát triển:
+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so với Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so yđi 2,17 lần trong giai đoạn 1995 – 2002).
– Cơ cấu ngành:
+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa châu..
+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thổ mạnh nổi hật.
– Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.
+ Đông Bắc có trung lâm cóng nghiệp với quy mở trọng hình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhở (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, cẩm Phả, Việt Trì.
+ Tây Bắc có mức độ lập trung công nghiệp thâp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sưn La (sản xuất vậl liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chê biến nông sản), Hòa Bình (thủy điện).
b) Giải thích
– Công nghiệp Tây Bắc nhở bc, kém phát triển hơn Đông Bắc do:
+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.
+ Dân cư thưa thớt, thiếu tao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.
– Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm thứ hai cả nước).
+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.
+ Tài nguyên khoáng sản da dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..
+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản dồi đào hơn.
+ Dân cư đông, nhiều tao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển phát triển tốt hơn
+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,…
...
--(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Địa Lý 9 năm 2021- Chủ đề Vùng trung du và Vùng núi Bắc Bộ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.