Câu hỏi tự luận ôn tập chương Tiêu hóa Sinh học 8 có đáp án

MỘT SỐ CÂU HỎI  TỰ LUẬN CHƯƠNG TIÊU HÓA

 

Câu 1: Các chất nào trong thức ăn ko bị biên đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa:

  • Nước, vitamin, muối khoáng

Câu 2: Các chất nào trong thức ăn đc biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

  • Gluxit, protein, lipit, axit nucleic

Câu 3: Các chất trong thức ăn được phân nhóm thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

  • Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
    • Chất vô cơ: nước, muối khoáng
    • Chất hữu cô: Gluxit, lipit, protein, axit nucleic
  • Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua quá trình tiêu hóa
    • Các chất bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: gluxit, protein, lipit, axit nucleic
    • Các chất không bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: vitamin, nước, muối khoáng

Câu 4: Nêu vai trò của quá trình tiêu hóa đối với cơ thể?

  • Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được, thải bỏ các chất thừa trong thức ăn

Câu5: Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

  • Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường tiêm (chích)  qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa của tế bào vào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu

Câu 6: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

  • Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

Câu 7: Trình bày hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng:

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

Sự tiết nước bọt

tuyến nước bọt

làm mềm và ướt thức ăn

Nhai

răng

làm mềm và nhuyễn thức ăn

Đảo trộn thức ăn

Lưỡi, cơ môi, cơ má, răng

làm thức ăn thấm đẫm nước bọt

Tạo viên thức ăn

Lưỡi, cơ môi, cơ má, răng

tạo viên thức ăn vừa nuốt

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

enzim amilaza

Biến đổi 1 phần tinh bột ( chín) thành đường mantozo

Câu 8: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

  • Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, có tác dụng đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản

Câu 9: Lực đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

  • Tạo ra bởi sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản

Câu 10: Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

  • Thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây) nên có thể xem như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lí học.

Câu 11: Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

  • Biến đổi lí học trong khoang miệng thực chất là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn, và đảo trộn thức ăn cho thấm đẫm nước bọt.

Câu 12: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ” Nhai kĩ no lâu”

  • Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều caht61 dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn

Câu 12: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

  • Gluxit, lipit, protein

Câu 13: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

  • Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường matozo
  • Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn

Câu 14: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày?

  • Có 3 lớp cơ rất dày và khỏe ( cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo)
  • Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

Câu 15: Trình bày các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

Biến đổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

Sự tiết dịch vị

tuyến vị

Hòa loãng thức ăn

Sự co bóp của các cơ dạ dày

các lớp cơ dạ dày

Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Biến đổi hóa học

Hoạt đỗng của enzim pepsin

enzim pepsin

Phân cắt protein chuỗi dài thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 16: Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan, bộ phận nào?

  • Nhờ các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị

Câu 17: Loại thức ăn xuống gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?

  • Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày, vì dịch vị không có các men tiêu hóa lipit
  • Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hóa ở khoang miệng một phần nhỏ ở giai đoạn đầu ( không lâu), khi dịch vị chưa HCL làm pH thấp (2-3) chưa trộn đều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantozo.

Câu 18: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

  • Protein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.

Câu 19: Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?

  • Tiết dịch vị
  • Biến đổi lí học của thức ăn
  • Biến đổi hóa học của thức ăn
  • Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Câu 20: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

  • Thức ăn chạm lưỡi, chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ tiết ra 1 lít dịch vị) để hòa loãng thức ăn
  • Sự phối hợp hoạt động của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

Câu 21: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

  • Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza ( đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm đều dịch vị
  • Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Câu 22: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

  • Gluxit, lipit, protein

Câu 23: Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?

  • Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch ruột, dịch tụy)
  • Các khối lipit nhỏ được các muối mật  len lỏi và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.

Câu 24: Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

  • Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
  • Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo ( đường đơn)
  • Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
  • Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.

{-- Từ câu 25 - 42 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số câu hỏi tự luận chương Tiêu hóa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?