CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NGÀNH THÂN MỀM CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 2: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?
- Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
- Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
- Vai trò:
- Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
- Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
- Làm đồ trang sức, trang trí.
Câu 4:Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?
- Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lại vết đó ở trên lá cây.
Câu 5 Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ?
- Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
Câu 9: Vỏ trai có mấy lớp? Tại sao trai chết thì vỏ thường mở? Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai? Tại sao một số ao không thả trai song vẫn có trai?
- Phải luồn lưỡi dao qua khe hở cắt được cơ khép vỏ trước và sau
- Trai chết tế bào của cơ khép vỏ, dây chằng của bản lề vỏ cũng chết
- Lớp xà cừ sinh ra ngọc trai
- Do ấu trùng trai bám trên da cá
Câu 10: Bạn Hoa nói với Lan: “Năm ngoái nhà mình đào ao thả cá tuy không có thả trai sông vào nuôi nhưng sau một thời gian vẫn thấy có trai sống ở trong ao, mình cảm thấy rất lạ nhưng không giải thích được ”. Lan liền trả lời “ Ao nhà mình cũng thế, không hiểu vì sao lại như vậy nhỉ?” Em hãy dựa vào kiến thức đã học về trai sông để giải thích hiện tượng trên cho hai bạn Hoa và Lan cùng hiểu nhé.
*Giải thích hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có làvì:
- Ấu trùng của trai bám vào mang và da cá để sống một thời gian.
- Khi thả cá vào ao nuôi, ấu trùng trai theo cá vào ao sau vài tuần sẽ rơi xuống bùn và phát triển thành trai trưởng thành
Câu 11: Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bơi chậm chạp”. Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đó được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
*Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như:
- Thân mềm.
- Cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa
Câu 12: Em hãy nêu những lợi ích của thân mềm?
* Lợi ích:
- Làm thực phẩm cho con người
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Làm đồ trang sức
- Làm vật trang trí
- Làm sạch môi trường nước
- Có giá trị kinh tế
- Có giá trị về mặt địa chất
*Tác hại: Có hại cho cây trồng và làm vật chủ trung gian truyền bệnh.
Câu 13: Các động vật thân mềm và ruột khoang có vai trò gì với sinh cảnh biển và con người?
- Chúng ăn phù du trôi nổi, chất hữu cơ làm sạch môi trường nước.
- Tạo nên hệ sinh thái quan trọng của biển cả thăm quan, du lịch.
- Làm đồ trang sức đẹp, có giá trị, cảm hứng sáng tác nghệ thuật.
- Làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, xuất khẩu có giá trị.
- Dùng làm thuốc phòng, chữa bệnh cho người.
- Thức ăn, nơi ở cho động vật khác trong hệ sinh thái.
Câu 14: Em có cách nào để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan biển đảo chúng ta hiện nay?
- Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng môi trường biển
- Không săn bắt bừa bãi, phá hoại động vật biển, đảo.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động, ngăn chặn hành vi vi phạm
- Học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu phát triển, bảo vệ biển.
- Bảo vệ và giữ gìn, thành lập các khu bảo tồn tài nguyên biển.
- Cùng nhau giữ gìn vệ sinh, chung tay dọn rác bãi biển, ...
Câu 15: Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi?
- Ấu trùng của san hô là thức ăn của động vật biển
- Các loài san hô tạo thành các rạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,…là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương.
- Hóa thạch san hô dùng để nghiên cứu địa chất.
- San hô dùng để làm nguyên liệu cho nghành xây dựng
- Để làm đồ trang trí
- Tạo nên vẻ đẹp cho hệ sinh thái biển
Câu 16: Theo em “ cành san hô” có lợi gì?
- Người ta bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, còn lại là bộ xương bằng đá vôi chính là vật trang trí.
Câu 17: Nuôi Trai lấy ngọc bằng cách nào ?
- Cho vào bên trong con sò, trai một vật lạ nhỏ sao cho vật nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy vật lạ xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.
Câu 18: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? Nêu cách dinh dưỡng của trai? Cách dinh dưỡng của trai có ý ngĩa như thế nào với môi trường nước?
- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Do vỏ trai cứng và trai có hai cơ khép vỏ vững chắc.
- Cách dinh dưỡng của trai:
- Thức ăn của trai là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ theo ống hút vào miệng trai. Sau đó nước theo ống thoát ra ngoài môi trường.
- Trai hô hấp qua mang.
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa làm sạch môi trường nước.
{-- Từ câu 19 - 24 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Thân mềm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.