Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Các ngành Giun Sinh học 7 có đáp án

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG CÁC NGÀNH GIUN CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1:Hãy trình bày vòng đời của Giun Đũa ?  

  • Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng phân tán đi khắp nơi.
  • Khi ngưới ăn chúng chui vào ruột non, ấu trùng chui ra vào máu qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.

Câu 2: Hãy trình bày vòng đời của Sán Lá Gan ?  

  • Sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng mỗi ngày.
  • Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi, kí sinh trong ốc, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám cây thủy sinh rụng đuôi thành kén sán. Trâu bò ăn phải bị bệnh sán lá gan.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun Dẹp ? Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành ?  

  • Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành Giun Dẹp vì đặc điểm này được thể hiện triệt đểnhất trong tất cả các đại diện của ngành và cũng giúp dễ phân biệt với giun tròn và giun đốt sau này.

Câu 4: Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun Đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?  

  • Trong số các đặc điểm chung của ngành giun đốt thì đặc điểm cơ thể hình giun và phân đốt là đặc điểm quan trọng để nhận biết chúng ở ngoài thiên nhiên.

Câu 5:Nêu tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người ?  

  • Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người ở chổ: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người. Sau nữa, một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rữa giun sán trước.

Câu 6 : Nêu vòng đời của giun đũa?

  • Trứng giun theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng
  • Người ăn phải trứng giun đưa trứng giun đến ruột non.
  • Ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi.
  • Ấu trùng về lại ruột non lần thứ hai và kí sinh tại đó.

Câu 7: Nêu cấu tạo trong của giun đũa?

  • Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
  • Chưa có khoang cơ thể chính thức.
  • Trong khoang có: ống tiêu hóa thẳng; có lỗ hậu môn, các tuyến sinh dục dài cuộn khúc.          

Câu 8: Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh (giun sán kí sinh, kí sinh trùng) ?

*Tác hại của giun sán kí sinh:

  • Giun kí sinh lấy các chất dinh dưỡng làm cơ thể suy nhược, xanh xao
  • Giun kim xuống hậu môn đẻ trứng gây khó chịu, phền toái
  • Giun chui ống mật gây tắc ruột, tắc ống mật
  • Gây ra độc tố với cơ thể .......

*Biện pháp phòng tránh :

  • Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn thịt lợn, thịt bò tái, sống để tránh ăn phải thịt lợn gạo, thịt bò gạo, ...
  • Giữ vệ sinh cá nhân và gia đình được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
  • Giữ vệ sinh môi trường : rửa tay trước khi ăn, không dùng phân tươi để tưới rau, bón phân cho cây trồng nên ủ để cho hoai mục, trồng rau an toàn, thân thiện môi trường ....
  • Vệ sinh cộng đồng: sạch rác, dọn quang ngõ xóm, ao tù, xử lí, phân loại rác thải …
  • Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc, ruồi nhặng, ..
  • Tẩy giun 1-2 lần trong 1 năm
  • Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh tật. Xử lí thực phẩm bẩn, ….

Câu 9: Mỗi khi trời mưa to Ngọc lại thấy có những con giun bò trên mặt đất. Tại sao lại như vậy? Em hãy giải thích giúp bạn?

  • Vì khi mưa nhiều đất ngập nước -> thiếu oxi nên giun phải ngoi lên mặt đất lấy oxi để thở.

Câu 10: Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đời sống con người?

  • Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người như:

Lợi ích:

  • Làm màu mỡ đất trồng (giun đất)
  • Làm đất tơi xốp, thoáng khí (giun đất)
  • Làm thức ăn cho ĐV (giun đỏ..)
  • Làm thức ăn cho con người (rươi),...

Tác hại:

  • Một số loài hút máu động vật và con người: (đỉa, vắt..)
  • Gây bệnh (đỉa, …)

Câu 11: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của sán lá gan?

  • Sán lá gan kí sinh ở gan, mật trâu bò.
  • Hình dạng: Hình lá, dẹp từ 2- 5 cm, màu đỏ máu.
  • Cấu tạo:
    • Mắt, lông bơi tiêu giảm.
    • Giác bám phát triển.
    • Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển nên cơ thể có khả năng chun giãn phồng dẹp
  • Di chuyển: Luồn lách trong môi trường kí sinh.
  • Dinh dưỡng:
    • Giác bám bám vào nội tạng của vật chủ.
    • Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng.
    • Ruột phân nhiều nhánh vừa tiêu hóa thức ăn vừa đưa chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Câu 15: Em hãy nêu vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan?

a. Vòng đời của sán lá gan:

  • Sán lá gan (ở gan, mật trâu bò) đẻ trứng.
  • Trứng gặp nước phát triển thành ấu trùng có lông.
  • ấu trùng kí sinh trong ốc.
  • ấu trùng có đuôi.
  • Kết kén ở cây thủy sinh.
  • Trâu bò ăn phải kén sán thì kén sán phát triển thành cơ thể sán lá gan.

b. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

  • Vì thức ăn của trâu bò là cây cỏ thủy sinh có chứa nhiều kén sán.

{-- Từ câu 16 - 18 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Các ngành Giun có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?