Các dạng toán về Tập hợp các số nguyên âm Toán 6

CÁC DẠNG TOÁN VỀ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN ÂM

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Số nguyên

• Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương (đôi khi còn viết +1, +2, +3,…nhưng dấu “+” thường được bỏ đi).

• Các số -1, -2, -3,…là các số nguyên âm.

• Tập hợp: {...; -3; -2; -1; 1; 2; 3;...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên. Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z.

Chú ý:

• Số 0 không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương.

• Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a

Ví dụ: Các số nguyên như: 1; 2; 3; 4; -4; -3; -2;...

2. Số đối

Trên trục số các điểm 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0. Ta nói các số 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… là các số đối nhau.

Số đối của số 0 là 0.

Ví dụ:

+ Số 12 và số -12 là hai số đối nhau.

+ Số 100 với số -100 là hai số đối nhau.

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. ĐỌC VÀ HIỂU Ý NGHĨA CÁC KÍ HIỆU , N, Z

Phương pháp giải

Căn cứ vào ý nghĩa các kí hiệu, phát biểu bằng lời và xác định tính đúng sai của việc sử dụng kí

hiệu.

Ví dụ 1. 

Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không ?

-4 ∈ N,      4 ∈ N,   0   ∈  Z,   5   ∈  N,    -l  ∈  N,    l   ∈ N.

Giải

-4 ∈ N đọc là âm 4 thuộc N hoặc âm 4 là số tự nhiên. (S)

4 ∈ N đọc là 4 thuộc N hoặc 4 là số tự nhiên.(Đ)

0   ∈  Z đọc là 0 thuộc z hoặc 0 là số nguyên.(Đ)

5   ∈  N N đọc là 5 thuộc N hoặc 5 là số tự nhiên.(Đ)

-l  ∈  N đọc là âm 1 thuộc N hoặc âm 1 là số tự nhiên.(S)

l   ∈ N đọc là 1 thuộc N hoặc 1 là số tự nhiên. (Đ)

2. Dạng 2. HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC SỐ MANG DẤU ” +” VÀ CÁC SỐ MANG DẤU ” -” ĐỂ BIỂU THỊ CÁC ĐẠI LƯỢNG CÓ HAI HƯỚNG NGƯỢC NHAU

Phương pháp giải 

– Trước hết cần nắm vững quy ước về ý nghĩa của các số mang dấu “+” và các số mang

dấu (quy ước này thường được nêu trong đề bài).

Ví dụ : Viết +5°c chỉ nhiệt độ 5° trên 0°c , viết -5°c chỉ nhiệt độ 5° dưới 0°c .

– Trên cơ sở quy ước đó, phát biểu bằng lời hoặc biểu diễn bằng điểm trên trục số.

Ví dụ 2.

Khi người ta nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là +3143m và độ cao đáy của vịnh Cam

Ranh là -30m thì dấu “+” và dấu biểu thị điều gì ?

Trả lời

Dấu “+” biểu thị độ cao trên mực nước biển; Dấu biểu thị độ cao dưới mực nước biển.

(Trong thực tế người ta thường nói : “Vịnh Cam Ranh sâu 30m”).

Ví dụ 3. 

Điền cho đủ các câu sau :

a) Nếu -5°c biểu diễn 5 độ dưới 0°c thì +5°c biểu diễn …

b) Nếu – 65m biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là 65m dưới mực nước biển thì

+ 3143m biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng) là …

c) Nếu – 10000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10000 đồng thì 20000 đồng biểu diễn …

Trả lời

a) … 5 độ trên 0°c .

b)  …   3143m trên mực nước biển,

c) … số tiền có là 20 000 đồng.

Ví dụ 4. 

Trên hình , điểm A cách điểm mốc  M về phía Tây  3km ta quy ước : “điểm A được

biểu thị là -3km”. Tìm số biểu thị các điểm B,C.

Đáp số

B : 2km ; C : -l km.

3. Dạng 3. TÌM SỐ ĐỐI CỦA CÁC SỐ CHO TRƯỚC

Phương pháp giải

Chú ý rằng hai số đối nhau chỉ khác nhau về dấu.

Số đối của số 0 là 0.

Ví dụ 5. 

Tìm số đối của +2 ; 5 ; -6 ; -1 ; -18.

Giải

Số đối của +2 là -2 ; số đối của 5 là -5 ; số đối của -6 là 6 ; số đối của -1 là 1 ; số đối

của – 18 là 18.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tập hợp các số nguyên kí hiệu là:

A. N                            B. N*                           C. Z                             D. Z*

Hướng dẫn giải

Ta có tập hợp các số nguyên kí hiệu là

Chọn đáp án C.

Câu 2: Số đối của -3 là:

A. 3                  B. -3                           C. 2                  D. 4

Hướng dẫn giải

Ta có số đối của -3 là 3

Chọn đáp án A.

Câu 3: Chọn câu sai?

A. N ⊂ Z                                            B. N* ⊂ Z

C. Z = {...; -2; -1; 0; 1; 2; ...}             D. Z = {...; -2; -1; 1; 2; ...}

Hướng dẫn giải

Ta có:

+ Tập hợp các số nguyên Z = {...; -2; -1; 0; 1; 2; ...} nên C đúng, D sai.

+ Tập hợp các số tự nhiên N = {0; 1; 2; 3; ...} và các số tự nhiên khác 0 N* = {1; 2; 3; ...} nên N ⊂ Z; N* ⊂ Z do đó A, B đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. -6 ∈ N                    B. 9 ∉ Z                      C. -9 ∈ N                      D. -10 ∈ Z

Hướng dẫn giải

Ta có -10 ∈ Z vì -10 là số nguyên âm nên D đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Nếu – 2 điốp biểu diễn độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn …

A. độ cận thị

B. độ viễn thị

C. độ loạn thị

D. độ bình thường

Hướng dẫn giải

Vì – 2 và + 2 là hai số đối nhau, mà – 2 điốp biểu thị độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn độ viễn thị

Chọn đáp án B

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Tập hợp các số nguyên âm Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?